Khu Vực ASEAN Đang Mở Đường Cho Giới Fintech Như Thế Nào? (Phần 1)
5 nămtrước 0 Bình luận 1.1k Views
Dịch vụ Công nghệ Tài chính (Financial Technology – Fintech) đang phát triển mạnh mẽ và có tác động lên mọi khía cạnh của lĩnh vực dịch vụ tài chính. Sự xuất hiện của ví điện tử trong những năm gần đây đã định hình lại hình thức thanh toán trên toàn cầu, và các quốc gia trong khu vực ASEAN là một trong những đối tượng tiềm năng nhất trong lĩnh vực này nhờ bối cảnh tiên tiến và sôi động. Đến năm 2020, dòng vốn đầu tư vào khu vực dự kiến sẽ tăng hơn 20 – 30%.
Fintech là gì?
Những tiến bộ gần đây trong ngành công nghệ thông tin đã dẫn đến sự gia tăng và phát triển của các dịch vụ tài chính tiên tiến và sáng tạo, được biết đến là Công nghệ tài chính (Fintech). Đây là một lĩnh vực mới nổi, thu hút nhiều sự quan tâm và vốn đầu tư trên toàn thế giới vì nó mang lại cơ hội và trao quyền cho người tiêu dùng bằng cách cho phép truy cập thông tin nhanh hơn, tiến bộ hơn, tăng tính minh bạch và giảm thiểu thời gian cũng như chi phí. Các tổ chức Fintech đang mở rộng phạm vi của họ thông qua các ứng dụng di động như thanh toán bằng điện thoại và biến các dịch vụ truyền thống (chẳng hạn như thanh toán tiền hoặc chuyển khoản, ứng dụng cho vay hoặc cấp vốn) của các công ty tài chính thành các giải pháp tích hợp khác biệt từ các nhà cung cấp phi tài chính.
Thị trường Fintech tại khu vực ASEAN
Sự phát triển của các dịch vụ Fintech tại ASEAN (Nguồn: EY)
Một báo cáo của công ty kiểm toán quốc tế Deloitte gần đây đã chỉ ra rằng các quốc gia thuộc khối ASEAN có tiềm năng lớn nhất trong thị trường Fintech tới năm 2020. Bối cảnh khu vực tiên tiến tạo điều kiện cho sự phát triển của các công nghệ tài chính với dòng vốn đầu tư dự kiến sẽ tăng hơn 20 – 30% so với năm trước.
Việt Nam, một trong những quốc gia đứng đầu về kỹ thuật số trong ASEAN, cũng chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Fintech. Tận dụng phần đông dân số không được tiếp cận dịch vụ ngân hàng (unbanked population), các công ty Fintech và startup với những nhà cung cấp chủ chốt như MoMo, ZaloPay, v..v., nhanh chóng tiến vào cạnh tranh với hoạt động ngân hàng truyền thống. Theo Khảo sát chuyên sâu về người tiêu dùng toàn cầu năm 2019 của PwC, số người sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại khi mua trực tiếp tại cửa hàng ở Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất, từ 43% lên 61% chỉ trong một năm. Việc sử dụng ví điện tử để thực hiện giao dịch cũng phát triển mạnh mẽ, với số lượng giao dịch lên tới 60 triệu trong năm 2019. Thị trường Fintech ở quốc gia này được dự đoán sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020.
——————–
Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!
>>> Đọc tiếp phần 2 để khám phá các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Fintech tại ASEAN.
Theo Entrepreneur + EY + Forbes + Medium
PRIMUS – TOP MANAGEMENT JOBS ONLY