Workaholics Và Sự Thật Bất Ngờ Về Sức Khỏe Của Họ
5 nămtrước 0 Bình luận 6.9k Views
Những nhà lãnh đạo trong quá trình quản trị của mình, có nhận ra những nhân viên “đặc biệt” khi đều dành thời gian cho công việc nhiều hơn mức cần thiết? Và khi không có trong văn phòng, công việc có phải là mối quan tâm duy nhất của họ? Nếu một nhà lãnh đạo nhận thấy được điều đó, rất có thể những nhân viên này là workaholics, và điều này không phải là một tín hiệu đáng mừng. Nhưng ngạc nhiên thay, những nghiên cứu gần đây nhất chỉ ra rằng – workaholics lại tốt cho sức khỏe của họ.
Vậy Workaholics là ai?
Định nghĩa về workaholics đã xuất hiện từ nhiều năm trước đây, chủ yếu dựa vào động cơ, tư duy, cảm xúc và hành vi của những người nghiện công việc để xác định được chính xác những ham muốn của họ trong công việc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc làm việc quá sức:
- Động cơ: Những workaholics thường rất khác với những đồng nghiệp trong công ty. Họ chỉ đơn giản là cảm thấy thực sự gắn kết với công việc của mình đang làm. Đôi khi workaholics được định nghĩa là họ không thích công việc của mình – mà là họ bắt buộc phải làm dưới sức ép của cấp trên hoặc của những người đồng trang lứa. Hay nói cách khác, họ làm việc vì họ cảm thấy họ nên làm và họ phải làm.
- Nhận thức: Những workaholics luôn suy nghĩ về công việc kể cả khi họ không làm việc, và họ cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát tâm trí của mình không nghĩ đến công việc
- Cảm xúc: Những workaholics có những cảm xúc tiêu cực như lo lắng và tội lỗi khi họ không làm việc
- Hành vi: Những workaholics có xu hướng làm nhiều những mong đợi của tổ chức đối với họ
Những dạng người tham công tiếc việc chủ yếu xuất phát từ nhiều nhân tố khác nhau: Nhu cầu bên trong, yếu tố tác động bên ngoài, tính cách của bản thân và những thứ khác.
Điều gì khiến một người trở thành workaholics?
Một lời giải thích hợp lý và khả thi nhất về nguồn gốc của workaholics là xuất phát từ cảm giác muốn thỏa mãn một nhu cầu tâm lý cá nhân bất kỳ của họ, như nhu cầu cạnh tranh với đồng nghiệp. Những Workaholics có thể sẽ cống hiến nhiều thời gian và công sức hơn để làm việc, xem đó như là nỗ lực để họ cảm thấy đủ tự tin khi cạnh tranh trực tiếp với những người đồng nghiệp của mình, đặc biệt khi họ cảm thấy họ chưa đủ giỏi trên lĩnh vực họ đang tham gia. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân sâu thẳm khác khiến một người trở thành Workaholics. Có thể đó là cách duy nhất để họ cảm thấy được giải tỏa khỏi những cảm xúc tiêu cực và các áp lực bên ngoài khác. Một số giả thuyết khác đều đồng ý rằng có sự tác động từ môi trường bên ngoài đến tâm trí của một workaholic, chẳng hạn như làm việc ở những ngành đòi hỏi yêu cầu sự tập trung cao độ như bác sĩ hoặc luật sư.
Thời gian làm việc liên tục là một trong những tác nhân chính khiến họ trở thành workaholics
Vậy trào lưu Workaholism có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Có nhiều ý kiến và giả thuyết bày tỏ quan ngại rằng việc dành nhiều thời gian trong văn phòng có thể tạo ra stress và khiến những workaholics tăng nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe. Tuy nhiên, dựa theo một nghiên cứu mới đây, chuyện này không đơn giản như vậy.
Nhóm tác giả của bài nghiên cứu trên đã tổng hợp và theo dõi báo cáo sức khỏe của khoảng 763 nhân viên trong một công ty tư vấn quốc gia và kiểm tra số giờ mà họ đã làm việc trong tuần. Sau đó, những nhân viên này sẽ được khảo sát thái độ của họ về công việc, khuynh hướng trở thành một workaholic và những phàn nàn về sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng thực hiện một số bài kiểm tra khách quan để xem các triệu chứng trao đổi chất, một trong những dấu hiệu gây ra bệnh tim cũng như là xem xét về di truyền của những nhân viên này.
Sau khi nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy những người tham gia dành nhiều thời gian làm việc nhiều hơn một chút so với những đồng nghiệp không có những phàn nàn về tình trạng sức khỏe của họ. Những người làm việc trên 42 tiếng một tuần cũng không có những vấn đề sức khỏe kể trên. Tuy nhiên, có một nhóm người workaholics được báo cáo rằng có những rối loạn trong sức khỏe như huyết áp và lượng cholesterol trong máu cao chức tỏ làm việc trong nhiều giờ không phải là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề sức khỏe trong nhóm người này. Vậy điểm chung của nhóm người này là gì? Họ bắt buộc phải làm việc dù họ không thích chúng và cảm thấy không có được sự gắn kết nhất định trong công việc.
Ngược lại, những workaholics được báo cáo rằng cảm thấy yêu thích công việc có xu hướng sức khỏe tốt hơn kỳ vọng của nhóm nghiên cứu. Nhóm tác giả giả thuyết rằng mặc dù những workaholics cảm thấy gắn bó với công việc có thể sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe trong ngắn hạn, song trong dài hạn, họ đã làm quen và vượt qua, thậm chí là chịu được áp lực cao hơn những người khác. Ví dụ, một workaholic yêu thích công việc sau khi nhận thấy một số cơn đau đầu sẽ bắt đầu nghỉ ngơi hoặc tìm đến bác sĩ ngay lập tức. Ngược lại, những workaholics không yêu thích công việc, sẽ cảm thấy lo lắng và tội lỗi nếu như họ nghỉ phép để đi khám bệnh, từ đó các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe gia tăng bởi vì họ không được điều trị đúng cách.
Những workaholics có biểu hiện sức khỏe tốt hơn nếu họ cảm thấy thích được làm việc
Doanh nghiệp nên làm gì?
Nhóm tác giả gợi ý cho các doanh nghiệp nên huấn luyện cho những nhà quản lý của mình can thiệp kịp thời khi họ thấy cấp dưới của mình cảm thấy không hạnh phúc với công việc mà mình đang làm. Một nghiên cứu trước đây cho thấy những nhân viên sẽ cảm thấy gắn kết hơn với công việc nếu như họ nhận được góp ý và cảm thấy có những mối quan hệ gần gũi hơn đối với đồng nghiệp hoặc cấp trên, từ đó tự tin đối đầu với các tác vụ thách thức hơn.
Khi nhu cầu về công việc tăng cao và giới hạn giữa văn phòng và nhà ở không còn trong thời đại mà mọi người liên lạc với nhau chỉ bằng một tin nhắn, những tác động sức khỏe của những người tham công tiếc việc là mối quan tâm hơn cả. Nhưng nếu trang bị đủ kiến thức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cắt giảm được vấn đề này, từ đó có thể giảm bớt tỷ lệ vắng mặt, nghỉ việc và chi phí sức khỏe cho nhân viên.
Theo Academy of Management
PRIMUS – TOP MANAGEMENT JOBS ONLY