• English

Công việc tuyệt vời: Cách nhà lãnh đạo đạt được danh hiệu này

Trong vài năm gần đây, việc tìm kiếm những tài năng sáng tạo, tươi trẻ của các nhà lãnh đạo dần trở thành một cuộc chạy đua vũ trang. Để thu hút những người giỏi nhất và thông minh nhất, dù già hay trẻ, các công ty cần phải tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi bắt từ thực tiễn đời sống hàng ngày về giá trị hoạt động của con người tại nơi làm việc. Từ đó, định nghĩa về “Công việc tuyệt vời” được ra đời. “Công việc tuyệt vời” mà người ta mong muốn phải bao gồm hai giá trị sau: học được những kinh nghiệm đáng giá và mong muốn được đóng góp giá trị của bản thân vào công việc một cách phù hợp.

Ngày nay, mọi người định nghĩa về “công việc tuyệt vời” như thế nào? Trước nhất, đó được xem là một công việc với phúc lợi tốt, lương cao, nhân viên được quyền tự chủ và kiểm soát đối với công việc của mình cũng như có các cơ hội thăng tiến trong tương lai. Họ tin rằng, nhân viên khi được truyền cảm hứng bởi chính công việc của họ sẽ giúp doanh nghiệp kiến tạo những giá trị bền vững. Bởi lẽ, họ có thể dễ dàng cung cấp khách hàng những trải nghiệm mà khách hàng thực sự mong muốn mà không có bất kỳ chần chừ nào. Một số ý kiến khác còn bổ sung rằng, một công việc hoàn hảo còn phải bao gồm cả các yếu tố cân bằng và hưởng thụ cuộc sống.

Khó có thể phủ nhận việc cung cấp trải nghiệm “công việc tuyệt vời” thực sự đem lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho doanh nghiệp và quốc gia bởi nó đem lại hiệu suất làm việc và thu nhập vượt trội hơn cho người lao động. Vì thế, các doanh nghiệp có thể cân nhắc và đặt nhiều nỗ lực hơn để đạt được danh hiệu này. 

Có năm lĩnh vực cụ thể mà các tổ chức nên tập trung vào để giảm tải căng thẳng cho nhân viên trước các lo lắng mà họ đang gặp phải. Đó là giảm tối đa sự kiệt sức và tăng cường sự hào hứng đối với công việc, xây dựng khả năng phục hồi xã hội, khuyến khích sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng, “khởi nghiệp nội bộ” và cung cấp quyền tự chủ.

   1. Giảm thiểu kiệt sức

Các tổ chức phải đảm bảo rằng các hoạt động và quy trình làm việc của họ không bóc lột nhân viên. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 20% nhân viên có hiệu suất làm việc cao nhất đều có các biểu hiện kiệt sức. Họ có những biểu hiện về cảm xúc lẫn lộn trong công việc: Căng thẳng càng nhiều, nhiệt huyết của nhân viên càng đi xuống. Các công ty cần xem xét vấn đề này trước khi mất đi các nhân tài chăm chỉ nhất của công ty.

Ảnh 1: Căng thẳng càng nhiều, nhiệt huyết nhân viên càng đi xuống

Lời khuyên: Nên chủ động quản lý khối lượng công việc và dành thời gian phục hồi sức lực cho một ngày làm việc hiệu quả. Thậm chí chỉ là một khoảng nghỉ ngắn để giải trí trong ngày cũng đem lại hiệu quả tốt để tăng cường sự hào hứng đối với công việc. Có một chức năng từ não bộ của con người là chu kỳ Ultradian, cho phép não người hoạt động với tần số liên tục (khoảng 90 phút) sau đó là hoạt động não tần số thấp hơn (khoảng 20 phút). Do đó, việc nghỉ giải lao sau mỗi 90 phút là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những người làm việc nhiều với màn hình máy tính, vì chúng có thể khiến não hoạt động quá mức. Tại Hà Lan, công ty PwC đã phát minh ra một thiết bị dành riêng cho nhân viên của mình để có thể kiểm soát nhịp điệu công việc của họ. Mấu chốt cần phải phải quan tâm ở đây chính là sự thoải mái của người lao động trong môi trường làm việc, giúp họ nhận ra các giá trị thúc đẩy họ phát triển không hoàn toàn đến từ việc dành quá nhiều sức lực cho công việc đó.

   2. Xây dựng lại mối quan hệ cộng đồng

Một nghiên cứu dài kỳ của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng các mối quan hệ xã hội gần gũi có mức độ quan trọng hơn tiền trong việc thúc đẩy hạnh phúc của nhân viên. Các ràng buộc xã hội thậm chí được cho rằng sẽ đem lại một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc hơn là việc có địa vị xã hội, IQ cao hay thậm chí là gen tốt. Tuy nhiên với văn hóa làm việc 24/7 như hiện nay ở một số công ty, các doanh nghiệp đang ép buộc nhân viên có ít tình bạn bên ngoài nơi làm việc và có thể bỏ qua một số mối quan hệ thực sự quan trọng với họ. Các báo cáo trong những năm gần đây đã cho thấy được tình trạng thiếu hụt tình bạn và các mối quan hệ mật thiết của đa phần người lao động.

Ảnh 2: Mối quan hệ cộng động giúp gắn kết và gia tăng tỉ lệ giữ lại của nhân viên

Lời khuyên: Các tổ chức có thể giúp ngăn chặn sự cô lập này bằng cách đảm bảo rằng nhân viên có thể ngắt kết nối với công việc dễ dàng sau giờ làm và có thêm nhiều cơ hội để xây dựng các mối quan hệ bên ngoài công việc. Quản trị viên là một nhân tố quan trọng để giúp nhân viên của mình có được một khối lượng công việc hợp lý cũng như không tăng giờ làm thêm một cách đột ngột. Họ cũng có thể thúc đẩy mạng lưới công việc trở nên hợp lý hơn bằng việc sử dụng các công cụ liên lạc đa dụng trong công việc, ví dụ như Yammer và Slack. Từ đó, nhân viên có thể sử dụng nó để trao đổi cả thông tin riêng tư và liên quan đến công việc, tải lên các bài đăng trên blog và tạo cộng đồng với các đồng nghiệp có chung sở thích.

   3. Khuyến khích khả năng thích ứng và nhanh nhẹn

Trong tương lai, khi tuổi thọ của con người nằm ở ngưỡng 100, thì các chuẩn mực về việc huấn luyện nghiệp vụ sẽ trở nên đầy thử thách và có nhiều thay đổi hơn. Các mô hình học tập truyền thống hiện nay dễ dàng được nhận thấy rằng đang không theo kịp các mô hình hiện đại. Việc chuyển tiếp giai đoạn trong đào tạo là thực sự cần thiết khi đào tạo cho các sinh viên mới ra trường với khả năng tiếp cận công nghệ dễ dàng sẽ đơn giản hơn là các nhân viên cũ đã quen với các công việc truyền thống của công ty. Do đó, các công ty cần cân nhắc và đưa ra những ý tưởng cụ thể cho việc phát triển loại hình đào tạo này.

Cá nhân hóa kinh nghiệm cũng giúp cải thiện khả năng thích ứng. Tại Heineken, nơi có hơn 80.000 người lao động trên toàn thế giới, nhân viên được dùng các công cụ theo dõi công việc và sự thăng tiến trong công ty giúp họ có thể dễ dàng xác định được những loại cơ hội nào phù hợp với nguyện vọng cá nhân của họ hơn. Từ đó, nhân viên có thể chọn tiếp nhận thông tin về kinh nghiệm và khả năng cần thiết cho công việc họ muốn và cách thức chuẩn bị cho chúng một cách phù hợp.Trên thực tế, các công cụ này cho phép người lao động điều chỉnh kế hoạch phát triển sự nghiệp của họ theo công việc họ muốn làm.

   4. Hỗ trợ cho “khởi nghiệp nội bộ”

Nhiều người trẻ hiện nay vẫn luôn ấp ủ hoải bão có thể tự điều hành công ty của riêng họ và những người lớn tuổi hơn lại đang có xu hướng chuyển mình để trở thành doanh nhân. Nhiều tổ chức đã bỏ qua mối quan tâm này và thất bại trong việc tao ra cơ hội khởi nghiệp cho nhân viên. Từ đó  doanh nghiệp gia tăng tình trạng chảy máu chất xám, khiến các kế hoạch đột phá thuộc về tay của đối thủ cạnh tranh.

Lời khuyên: Có nhiều cách khác nhau để xây dựng một môi trường hỗ trợ từ bên trong doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi lập trình định kỳ để nhân viên có thể thoải mái trình bày ý tưởng của mình và tìm kiếm cơ hội cạnh tranh để giải quyết các vấn đề được đặt ra với chiến lược mở rộng tiếp theo của công ty. Người tham gia còn có thể nhận được giải thưởng giá trị và được công nhận trong toàn bộ công ty.

   5. Cung cấp quyền tự chủ

Đối mặt với một môi trường làm việc luôn thay đổi để tốt hơn, quyền được lựa chọn của nhân viên luôn được coi trọng. Có những bước tiến cho văn hóa làm việc tự chủ và trao quyền có thể giúp nhân viên cảm thấy hài lòng hơn và dẫn đến hiệu suất công việc mạnh mẽ hơn với những cam kết cao hơn đối với công ty.

Một ví dụ điển hình là Spotify với hơn 2.000 nhân viên đã thành lập các nhóm hoạt động nhỏ, hay còn được gọi là các đội tự tổ chức, đa chức năng và phân quyền hiệu quả. Các nhóm này không thực sự có một người dẫn đội. Châm ngôn hoạt động của các nhóm nhỏ chính là “Liên minh càng vững bền, sự tự chủ càng cao”. Công việc duy nhất của một người dẫn lối cho đội chính là tìm ra đúng vấn đề, cùng bàn bạc về nó và cùng nhau đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề đó.

Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì?

Một nhà lãnh đạo tài giỏi phải chứng minh rằng họ nhận ra giá trị của những người trải nghiệm công việc tại công ty họ và cải thiện những vấn đề còn khúc mắc. Bên cạnh đó, các nhà quản trị cũng cần cho nhân viên của mình thấy được ý nghĩa của hệ thống tổ chức và những công việc cần phải làm để có thể tiến bước vào tương lai. Một số các ví dụ vừa nêu trên đã cho thấy các công ty hiện nay thay vì phản ứng chậm chạp trước các vấn đề,họ đã chủ động hơn trong việc kiến nghị, tìm ra và giải quyết vấn đề.

Một công việc tuyệt vời thực chất không quá khó tìm hay khó diễn tả. Để có thể thu hút sự chú ý của nhân viên và khai thác tiềm năng của họ, các công ty nên khuyến khích và phát triển các phẩm chất tiềm ẩn của nhân viên, từ đó giúp công việc năng suất hơn. Nếu thất bại trong việc tạo môi trường lành mạnh và cân bằng, cho dù nguồn lực công ty có lớn mạnh đến đâu thì nhân viên cũng chỉ cảm thấy chán nản và dễ dàng dứt áo ra đi.

Theo Strategy+Business

——————–

Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!

PRIMUS – TOP MANAGEMENT JOBS ONLY

Bình Luận