• English

That’s What She Said – Đánh Giá Sách

Cuốn sách That’s What She Said – một cuốn sách đầy hấp dẫn về những trải nghiệm của người phụ nữ trong đời sống công sở hàng ngày – mở đầu bằng sự tinh tế của tác giả Joanne Lipman khi chỉ ra rằng cuốn sách này không bôi nhọ bất kỳ cá nhân hay tập thể nào, nhất là các độc giả nam của cô. Do vậy mà người đọc có thể chậm rãi đón nhận một sự thật rằng thế giới xung quanh ta đang tràn ngập sự thiên vị cho phái mạnh. 

Trên cương vị của một cựu biên tập viên của USA Today, phó tổng biên tập của tờ Wall Street Journal, và là tổng biên tập của báo Portfolio, Lipman cùng với đôi mắt đầy sắc sảo của mình đã dẫn dắt người đọc đến với các câu chuyện với niềm tôn trọng sự thật ở mức cao nhất. Cô đưa ra ví dụ về nhiệt độ trong hầu hết các tòa nhà văn phòng rằng rõ ràng, nó được thiết lập để phù hợp với khả năng trao đổi chất của nam giới, đó là lý do tại sao các nữ nhân viên văn phòng thường cảm thấy lạnh hơn. Hay một ví dụ khác về dây an toàn được thiết kế để bảo vệ cơ thể nam giới, có nghĩa là nữ giới có khả năng bị chấn thương cao hơn 47% nếu có tai nạn xảy ra.

Tác giả Joanne Lipman và tiêu đề cuốn sách “That’s what she said

Vấn đề được Lipman đề cập trong cuốn sách là một thực tế rằng nam giới không bị thử thách quá nhiều để hiểu về thế giới, bởi họ không nhìn nó qua đôi mắt bình thường mà thông qua lăng kính do chính họ tạo ra. Cô trích dẫn các nghiên cứu và khảo sát cho thấy nam giới tin rằng họ thông minh hơn thực tế, và trong quá trình tuyển dụng, các ứng viên nam sẽ được chọn nhiều hơn là nữ dù cho trí thông minh của cả hai là tương đồng. Hoặc đối với các vấn đề liên quan đến công nghệ xảy ra, ngươi ta có xu hướng nhờ đến nam nhiều hơn nữ dù có một sự thật là trong các bài thí nghiệm giải quyết vấn đề giấu mặt, người nữ có tỷ lệ giải quyết các vấn đề tốt hơn so với người nam.

Trong nửa đầu của cuốn sách, được nhà xuất bản đặt tên “Lean In meet Freakonomics”, Lipman đề ra những hành vi của cả nam và nữ khiến khoảng cách giới tính đang được duy trì, từ những suy nghĩ, vấn đề mà nữ giới giấu kín và cơ hội thăng tiến trong công việc. Có một giai thoại được lan truyền trong những năm 50 về một người nam giới tên Earl Tupper và đối tác kinh doanh của ông ta – bà Brownie Wise. Tupper đã phát minh ra các vật dụng lưu giữ bằng nhựa mang tên mình, và bà Wise thì đảm nhận công việc phát triển mạng lưới các nhân viên bán hàng nữ từ đó giúp Tupperware thành một doanh nghiệp giàu có. Tuy nhiên, khi Wise xuất hiện trên trang bìa của tờ “Business Week” năm 1954, Tupper đã sa thải cô với lý do là cô đã “giành công” quá nhiều so với hắn.

Đó là việc diễn ra từ thế kỉ trước. Vậy thời đại hiện nay mà ta đang sống có thực sự đã thay đổi? Lipman trích dẫn nghiên cứu gần đây cho thấy lòng tự trọng của nam giới bị ảnh hưởng khi các đối tác nữ của họ làm tốt hơn họ trong các bài kiểm tra giải quyết vấn đề. Tất cả chúng ta đều khó thoát khỏi sự thiên vị vô thức (unconscious bias). Một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần sử dụng tên nam thay vì tên nữ trong sơ yếu lý lịch cho vị trí trợ lý phòng nghiên cứu đã mang lại cho người nộp đơn cơ hội thành công và mức lương cao hơn.

Nửa sau của cuốn sách, dù vậy, lại tập trung nhiều hơn vào việc đưa ra các giải pháp, đặc biệt liên quan đến vấn đề thiên vị vô thức về giới tính. Nhận thức được đây là một vấn đề không dễ dàng để giải quyết, Lipman đã tham dự một khóa đào tạo chống thiên vị do Facebook tổ chức đã thực sự mài giũa các giả định của cô về vấn đề thiên vị giới tính. Năm 2013 cô đã đến thăm nhóm sinh viên Manbassadors tại Trường Harvard, để làm nổi bật vấn đề công bằng giới tính trong khuôn viên trường do nam giới thống trị. Một trong những người sáng lập của nhóm sinh viên trao đổi với Lipman rằng sau khi được nhận công việc, cô ấy đã đề nghị được không đề cập đến sự liên quan của mình trong dự án bởi vì “Nó có thể gây khó chịu cho đồng nghiệp của tôi”.

Trong chương “Blind Auditions”, Lipman đã đề cập đến quyển sách trước đó của cô – Strings Attached, là một cuốn hồi ký về những năm cô học đàn violin, nơi cô bắt đầu tiếp cận và hiểu hơn về bình đẳng giới. Vào những 80 của thế kỷ trước, sau các buổi tuyển chọn nghệ sĩ giấu mặt, Dàn nhạc Giao hưởng Chicago đã quyết định chuyển hướng nhóm nam cầm quyền thành một nhóm bình đẳng giới. Ở một góc độ khác, Google đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua một văn bản gọi là “Toàn tập về thiên vị”; một trong số đó chỉ ra những nguy hiểm của việc đánh giá ai đó qua hiệu ứng Halo và hiệu ứng Horn – việc đánh giá chỉ dựa trên những phẩm chất tốt (Halo – vòng thánh) hay những phẩm chất xấu (Horn – Sừng quỷ) thay vì hiệu quả hoạt động thực tế. Lipman sau đó cũng đề cập rằng, chỉ bằng một là một sự thay đổi trong điều khoản việc làm, dựa trên những phúc lợi hợp lý, đã giúp Google thu hẹp đáng kể khoảng cách giới: Khi công ty cải thiện chính sách nghỉ phép gia đình vào năm 2011, tỷ lệ nghỉ việc của phụ nữ có con giảm tới 50%.

Tóm lại, trong cuốn sách của mình Lipman tập trung nhiều về sự công bằng trong công việc có ý nghĩa như thế nào đối với nữ giới. Thông qua việc thu thập dữ liệu và các bằng chứng liên quan, cô đã cho ta thấy thực tế tàn nhẫn của thế giới khi mặc dù đã trải qua rất nhiều thập kỷ nhưng bất bình đẳng giới vẫn còn đang tồn tại. Trong những chương cuối cùng của quyển sách, Lipman đưa ra một số gợi ý nhằm giúp nam giới hỗ trợ nữ giới tái cân bằng lại cán cân giới tính. Mặc dù như vậy, phần cuối của quyển sách vẫn bị xem là khập khiễng so với toàn bộ nội dung mà quyển sách đưa ra ở trên bởi nó giống như một lời cầu xin nam giới hãy tôn trọng nữ giới, họ đừng nên nói quá nhiều hoặc đưa ra những lời khen ngợi hời hợt và đừng đặt gánh nặng khi biểu lộ những cảm xúc ấy. Dù vậy, những lời mời lịch sự này chắc chắn sẽ thu hút được lượng lớn nam giới xem qua cuốn sách, từ đó có một cuộc trò chuyện thẳng để thể cùng nhau hợp tác để thu hẹp khoảng cách giữa đôi bên.

——————–

Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!

PRIMUS – TOP MANAGEMENT JOBS ONLY

Bình Luận