• English

Chúc Mừng Bạn Đã Đạt Được Một Thành Tựu. Tiếp Theo Bạn Định Làm Gì?

Đối với rất nhiều nhà lãnh đạo, ý nghĩa công việc thường rất mơ hồ. Thông thường, sẽ có một khoảng cách được tạo ra giữa những gì một nhà lãnh đạo kỳ vọng khi họ đạt được cột mốc và cảm giác thực tế khi họ đạt được chúng. Bởi lẽ, những gì một nhà lãnh đạo nghĩ đó là một mục đích có ý nghĩa thường chỉ đơn giản là sự theo đuổi thành công. Vì thế, một khi họ đạt được điều này (thường là rất nhanh nếu nhà lãnh đạo thực sự giỏi), họ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và một chút hoang mang và tự đặt cho mình câu hỏi: “Như vậy thôi sao?”

Một nhà lãnh đạo từng chia sẻ trong một chương trình khảo sát toàn cầu: “Tôi được thăng chức nhanh hơn một năm so với những đồng nghiệp của mình. Đó là một mục tiêu mà tôi đã định sẵn từ trước và tôi phải làm việc cật lực để đạt được điều đó. Trước khi đạt được cột mốc này, tôi đã tràn đầy những suy nghĩ về việc nó có ý nghĩa như thế nào với mình và mình sẽ cảm thấy như thế nào khi đạt được nó. Nhưng thành thật mà nói, tôi không cảm thấy gì cả. Một ngày nọ tôi chỉ thức dậy và hỏi mình, “Tiếp theo sẽ là gì đây?”

Nhà lãnh đạo này chắc chắn không đơn độc khi có những suy nghĩ này khi đạt được những thành tựu mà mình ao ước bấy lâu. Nhưng quan trọng hơn, những suy nghĩ này giúp làm nổi bật hai điều quan trọng. Đầu tiên, chúng ta thường hay lẫn lộn cảm giác theo đuổi thành công của mình với một kỳ vọng mà chưa chắc nó sẽ có ý nghĩa với cuộc đời mình; và thứ hai, những thành tựu mà chúng ta tưởng chừng to lớn như vậy sẽ khiến chúng ta quên đi những trải nghiệm, hay những thành tựu nho nhỏ hàng ngày mà mình đạt được, mà đôi khi, những điều này mới đem lại cho chúng ta ý nghĩa thực sự của công việc. Nếu một nhà lãnh đạo muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình và đồng thời tìm được ý nghĩa công việc thông qua những trải nghiệm của mình, hãy xem xét các chiến lược sau để loại bỏ việc theo đuổi những mục tiêu không phù hợp với cuộc đời mình.

Hãy có những mục tiêu lớn và mục tiêu nhỏ song hành cùng nhau

Khi xem xét điều gì là thành tựu của mình, nhà lãnh đạo nên xem xét đến hai góc độ. Góc độ đầu tiêu là những gì ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của mình, những gì thực sự quan trọng nhất – hay còn gọi là mục tiêu lớn. Bên cạnh đó, là những mục tiêu nhỏ hơn, liên kết đặc biệt đến những trải nghiệm mà nhà lãnh đạo cảm thấy có ý nghĩa đối với mình theo một cách nào đó

Vì nhiều lý do, những nhà lãnh đạo thường tập trung hơn vào việc định nghĩa như thế nào là mục tiêu lớn, mà không phải lúc nào cũng thực sự hữu ích cho họ. Và mặc dù câu hỏi lớn này mới nghe qua có thể rất tuyệt, nhưng có thể khiến nhà lãnh đạo trải qua những áp lực vô hình không cần thiết. Điều gì làm mình thức dậy và ra khỏi giường mỗi sáng? Điều gì mà mình muốn theo đuổi cả đời? Và nhà lãnh đạo có bao giờ tự hỏi VÌ SAO chưa?

Khi trả lời những câu hỏi khó xác định như vậy, hãy cân nhắc đến những mục tiêu nhỏ hơn giúp giải tỏa được những áp lực và đẩy nhà lãnh đạo đến những gì thực sự đáng kể hơn, dù đôi khi sẽ nhỏ lẻ hơn. Có một mục tiêu bao gồm rất nhiều thứ, nhưng trên hết vẫn là sự lựa chọn của nhà lãnh đạo. Đó là những sự lựa chọn giúp nhà lãnh đạo có những trải nghiệm cuộc sống chất lượng hơn, chứ không phải chỉ tại một thời điểm trọng đại nào đó – hay là một cột mốc mà nhiều người vẫn nghĩ.

Mục tiêu lớn và nhỏ của nhà lãnh đạo là gì?

Đừng tìm ý nghĩa cuộc đời qua những thành tựu

Khi chúng ta định nghĩa “ý nghĩa” hay “mục tiêu” thành một điều gì đó đơn giản hơn, một “thứ” mà chúng ta theo đuổi, thì những “ý nghĩa” và “mục tiêu” dần trở nên xa dần ra khỏi tầm tay của nhà lãnh đạo hơn. Chúng ta bắt đầu lao vào cuồng quay để đạt được những “thứ” này, dù chưa chắc điều đó đúng với “ý nghĩa” mà ta mong đợi. Vì vậy, những thành tựu mà ta đạt được vô tình trở thành một thứ gì đó quá đỗi lạ lẫm, khác biệt hoàn toàn với những trải nghiệm hàng ngày ta có được – mà đôi khi ta cũng quên mất chúng vì chỉ mải mê theo đuổi “thứ” đó.

Để tách 2 yếu tố này ra khi định nghĩa cuộc đời mình, hãy thử một thí nghiệm sau. Kẻ bảng lên giấy với tiêu đề cột là “Những thành tựu” (ví dụ được thăng chức sớm), cột tiếp theo là “Những trải nghiệm ý nghĩa” (ví dụ: thử thách bản thân mình vượt xa kỳ vọng của mọi người). Bắt đầu liệt kê những thành tựu, cột mốc và những thứ hữu hình quan trọng mà mình cần đạt được trong cả ngắn và dài hạn vào cột “Thành Tựu”. Khi điền xong, hãy điền tiếp những gì mà bản thân cảm thấy ý nghĩa tương ứng với những thành tựu đó vào cột còn lại. Nhà lãnh đạo sẽ thấy có những trải nghiệm mà mình muốn đạt được, đôi khi không hề ăn nhập gì đến những thành tựu mà mình mong muốn đạt được. Điều này có nghĩa là: Nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể thỏa hiệp với bản thân bằng cách hướng đến việc đạt được thành tựu sớm hơn, hay đơn thuần tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa với cuộc đời mình sớm hơn.

Hãy trả lời cho câu hỏi: Mình là ai?

Hãy trả lời câu hỏi: Mình là ai?

Cùng với việc tìm ra được giá trị của bản thân mình, những sự lựa chọn về điều quan trọng mà bạn muốn đạt được, và mức độ tác động của chúng đối với cuộc đời mình sẽ là những công cụ giúp nhà lãnh đạo tìm ra được mục tiêu của đời mình. Không ai có thể tìm được điều đó, trừ bản thân nhà lãnh đạo.

Tuy nhiên, thách thức ở đây là, con người thường tự động học hỏi và mô phỏng một cách tinh tế những hành vi xảy ra xung quanh mình. Văn hóa là những hành vi hay thói quen lặp đi lặp lại và dần được học hỏi, chia sẻ và truyền đạt giữa người này với người khác, giữa thế hệ này đến thế hệ khác. Vì thế mà có thể nói, những gì chúng ta thể hiện cũng chính là những gì mà mọi người đang thể hiện, và chúng ta đang góp phần hình thành chúng. Từ đó việc định nghĩa được mục đích của cuộc đời mình đôi khi sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì vốn không thuộc về chúng ta. Tuy nhiên, cảm giác tìm thấy mục tiêu của đời mình là đặc biệt quan trọng để chúng ta không thể tự thân học hỏi từ người khác được. Điều này đặc biệt cần phải quan tâm đối với những nhà lãnh đạo mới nổi hoặc đang trong thời kỳ chuyển giao. Trong những trường hợp này, xác định thương hiệu cá nhân và tư chất lãnh đạo của một người có thể trở thành một bài tập tìm ra điểm giống nhau giữa hai thế hệ nhà lãnh đạo khi họ đang cố học hỏi những phẩm chất đáng ngưỡng mộ của nhau. Thay vào đó, điều này nên là một quá trị tìm ra được các thành tố, kỹ năng và những khả năng đặc biệt mà chỉ mình nhà lãnh đạo có để tạo thành một nhà lãnh đạo như ngày nay.

Để tìm ra những điều này, hãy tự hỏi mình câu hỏi: Tôi đang làm gì cho doanh nghiệp và tôi đang đem lại những giá trị gì cho nhóm/tổ chức mà tôi tham gia, và đâu là điều đem lại cho tôi cảm giác ý nghĩa, thỏa mãn và có mục đích nhất? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp nhà lãnh đạo tìm ra được những điểm giao nhau giữa bản thân và sự thành công của doanh nghiệp.

Tóm lại

Khi theo đuổi một trong ba chiến lược này đồng thời – bắt đầu bằng việc tìm ra ý nghĩa, tách biệt việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời ra khỏi thành tựu, và trả lời được câu hỏi mình là ai? – Sẽ có những thay đổi nhất định trong con người mình. Sự thay đổi này cho phép nhà lãnh đạo tìm thấy mục đích và trải nghiệm ý nghĩa trong suốt hành trình của mình đối với công ty, sự nghiệp, không chỉ là đích đến trên con đường đi.

——————–

Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy comment cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!

Theo Strategy+Business

PRIMUS – FIRST CLASS JOBS ONLY

Bình Luận