Nâng Cao Kỹ Năng Kết Nối Xã Hội – Networking
5 nămtrước 0 Bình luận 3.8k Views
Kỹ năng kết nối xã hội – Networking không còn là một khái niệm mới mẻ trong cuộc sống và công việc của chúng ta. Tuy nhiên, việc xây dựng mối quan hệ thường diễn ra tự nhiên, khiến chúng ta chưa thực sự quan tâm đến kỹ năng này và các cơ hội mà nó có thể mang lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những cách thức để nâng cao kỹ năng Networking và áp dụng kỹ năng này để phát triển hơn nữa trong cuộc sống và sự nghiệp.
Networking là chìa khóa giải quyết cho các nhu cầu của bạn
Theo một khảo sát của LinkedIn, 85% các vị trí công việc tuyển dụng được là nhờ vào Networking. Điều này cho thấy Networking trước hết, có thể phát triển cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn, và khả năng tìm được đúng người phù hợp của doanh nghiệp. Vậy Networking là gì? Networking, là kỹ năng xây dựng mối quan hệ và kết nối với xã hội. Networking xuất hiện dưới nhiều hình thức, xảy ra một cách thường xuyên đến nỗi chúng ta không nhận ra mình làm điều đó và đang tạo nên một mạng lưới những mối quan hệ xung quanh mình.
Những tình huống networking chúng ta thường gặp là gặp gỡ bạn bè mới, kết nối với những đồng nghiệp cũ, tham dự vào một buổi hội thảo và gặp gỡ những khán giả cùng tham dự,… Ở nơi nào chúng ta có mối quan hệ hoặc có sự tương tác với người khác, đó đều là cơ hội Networking sẽ diễn ra.
Networking không chỉ dừng ở chỗ có thể giúp bạn tìm kiếm được một công việc mong muốn. Bạn có thể tìm thấy những người bạn mới, những đối tác mới, người bạn đời, tìm được những giải pháp cho những nhu cầu cơ bản của bạn. Khi mở rộng kỹ năng kết nối xã hội, bạn sẽ có tư duy cởi mở hơn với những kiến thức mới mẻ hơn, thú vị hơn, tăng cường kỹ năng giao tiếp, giải quyết tình huống, sáng tạo,… và đó sẽ là một hành trang quan trọng để tiến xa hơn trong cuộc sống.
Làm thế nào để nâng cao kỹ năng networking
Khi chúng ta có kết nối với những người xung quanh, đây cũng chính là cơ hội để kết nối với các người cố vấn khác nhau, tăng khả năng tương tác của bạn với những người quản lý, lãnh đạo, phát triển hơn nữa các lĩnh vực chuyên môn và cải thiện các kỹ năng mềm của bạn. Để điều này có thể diễn ra, hãy bắt tay ngay vào các cách nâng tầm kỹ năng networking của bạn:
1. Đặt mục tiêu
Việc xuất hiện bất chợt tại một hội nghị nào đó chỉ với hy vọng gặp được những người mới sẽ không thể giúp bạn. Bạn cần kết nối với một mục tiêu. Hãy đặt những mục tiêu đơn giản trước như nhận được năm danh thiếp từ các nhà cung cấp tiềm năng, hoặc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đang làm gì. Hoặc bạn có thể nhắm đến mục tiêu cao hơn như đảm bảo được một cuộc họp với một khách hàng tiềm năng. Đặt mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung và bạn biết mình cần làm gì để hoàn thành công việc
2. Chất lượng hơn số lượng
Nhiều người nghĩ rằng networking có nghĩa là gặp gỡ càng nhiều người càng tốt. Tuy nhiên, tạo một vài kết nối có ý nghĩa thường tốt hơn là quen biết với tất cả mọi người. Nếu bạn có thể có vài cuộc trò chuyện sâu sắc hơn, thì bạn và những người bạn gặp sẽ có nhiều khả năng nhớ đến nhau và dễ dàng tương tác hơn trong tương lai.
3. Hãy tự nghiên cứu
Điều quan trọng là phải biết ai sẽ tham gia sự kiện đó, điều mà bạn có thể kiểm tra phương tiện truyền thông xã hội hoặc các trang thông tin để nắm bắt thông tin này. Bạn có thể lập danh sách những người mình muốn gặp và tìm hiểu trước về họ thông qua Internet, social media để tìm ra những thông tin phù hợp để tăng tương tác khi bạn gặp gỡ họ trực tiếp
4. Kết nối bất cứ lúc nào
Networking không phải chỉ thực hiện tại các quán cà phê hoặc tại các sự kiện. Một số những lần networking của bạn có thể là với những phụ huynh khác, những người bạn gặp trong một bữa tiệc sinh nhật,… Những kết nối vô tình này đôi khi đem lại những kết quả tốt hơn bạn mong đợi
5. Tránh tiếp cận quá trực tiếp
Chúng ta đều mong muốn mình sẽ có những cơ hội kinh doanh mới hoặc một mục tiêu gì đó. Tuy nhiên, không ai muốn phải chịu áp lực cam kết sẽ mua hàng cho bạn, hoặc sẽ giúp đỡ bạn khi họ không hề chuẩn bị cho điều này trước đó. Trong nhiều trường hợp, người bạn gặp sẽ không thể giúp bạn trực tiếp, nhưng họ có thể biết ai đó có thể.
6. Tận dụng phương tiện truyền thông xã hội
Nếu bạn đã từng sử dụng LinkedIn, bạn sẽ biết các mạng xã hội mạnh mẽ như thế nào. Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời để giữ kết nối với nhau và bạn sẽ không biết được bao giờ bạn sẽ cần đến một kết nối trong quá khứ.
Những lời khuyên này sẽ giúp bạn networking thành công hơn và mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống và công việc của bạn. Càng nhiều mối quan hệ được thiết lập, bạn sẽ càng dễ dàng có sự hỗ trợ từ họ trong tương lai. Networking sẽ không chỉ giúp cho công việc của bạn tốt hơn, mà cuộc sống nói chung sẽ phong phú hơn vì những mối quan hệ tốt đẹp mới mẻ.
——————–
Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy comment cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!
PRIMUS – TOP MANAGEMENT JOBS ONLY