Gắn Kết Nhân Viên Phải Xuất Phát Từ Lãnh Đạo
5 nămtrước 0 Bình luận 1.5k Views
Một tập thể gắn kết cho kết quả lợi nhuận cao hơn đến 21% (Theo Gallup, 2019). Tăng cường sự gắn kết của nhân viên với tổ chức không chỉ bắt nguồn từ những hoạt động nội bộ, mà còn còn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa nhân viên với đồng nghiệp, và đặc biệt là với lãnh đạo của họ. Nhà lãnh đạo, với vai trò dẫn dắt đội ngũ và truyền cảm hứng, sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Chúng ta quan tâm đến sự gắn kết của nhân viên, nhưng liệu đã quan tâm đến mối quan hệ của lãnh đạo với tổ chức?
Gắn kết nhân viên là chìa khóa gia tăng năng suất
Sự gắn kết nhân viên có mối liên hệ chặt chẽ với năng suất của một tổ chức. Khi nhân viên không quan tâm đến công việc của họ và không cảm thấy được kết nối với công ty bằng cách này hay cách khác, toàn bộ tập thể sẽ bị ảnh hưởng. Theo Gallup, những doanh nghiệp có nội bộ gắn kết vững mạnh có lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp khác 21%.
Gắn kết nhân viên không đơn giản là những hoạt động vui chơi, giải trí; khái niệm “gắn kết nhân viên” cần được hiểu là tổng hòa của sự kết nối giữa nhân viên với công việc, đồng nghiệp, cấp trên, và tổ chức nói chung. Nhân viên gắn kết với tổ chức sẽ hiểu rõ về sứ mệnh, vai trò và giá trị mà công ty đang hướng đến, từ đó họ sẵn sàng đóng góp phần công việc của mình để tạo ra những giá trị chung đó.
Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược gắn kết nội bộ luôn được hiển nhiên xem là “chuyện của HR” mà không được nhìn nhận như một phần của chiến lược kinh doanh tổng thể. Trong khi thực tế, người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng không kém bộ phận HR để tạo ảnh hưởng và tạo sự gắn kết với nhân viên của mình. Tuy nhiên, chính những nhà lãnh đạo lại chưa nhận được sự quan tâm họ cần để tăng cường gắn kết hơn nữa với tổ chức
Nhà lãnh đạo vẫn chưa hoàn toàn hài lòng về độ gắn kết với doanh nghiệp
Liên kết trực tiếp giữa sự gắn kết và kết quả kinh doanh là rõ ràng với các nhà lãnh đạo mà DDI đã khảo sát. Khi được hỏi làm thế nào để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh tốt hơn, những người được hỏi cho biết họ sẽ tập trung vào việc phát triển con người (72%), xây dựng văn hóa hiệu suất cao (72%) và gắn kết với nhân viên (69%).
Hơn 25.000 nhà lãnh đạo trong cuộc khảo sát này cho biết họ đã cảm thấy gắn kết và muốn ở lại với tổ chức của họ để tạo ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy những nhà lãnh đạo cần được doanh nghiệp hỗ trợ nhiều hơn, đặc biệt là trong phát triển nghề nghiệp, một động lực chính của sự gắn kết. Việc 36% các nhà lãnh đạo tin rằng họ sẽ cần phải được phát triển để thăng tiến sự nghiệp là một hồi chuông cảnh tỉnh.
Các chuyên gia nhân sự chỉ ra rằng chỉ một nửa các chương trình phát triển lãnh đạo được kết nối với các ưu tiên kinh doanh. Chỉ 35% cho rằng các nhà lãnh đạo của họ được trang bị “kế hoạch phát triển hiệu quả, chất lượng cao” và chưa đến một nửa trong số họ cho rằng các nhà lãnh đạo của họ không thường xuyên đánh giá lại kế hoạch phát triển lãnh đạo, trao đổi với người lãnh đạo trực tiếp và phát triển một lộ trình thăng tiến. Không ngạc nhiên khi nhiều lãnh đạo không rõ ràng về con đường sự nghiệp của mình và họ cảm thấy họ phải rời khỏi tổ chức nếu họ muốn phát triển.
Tăng cường khả năng gắn kết với lãnh đạo
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện trong chiến lược gắn kết nhân viên, đó chính là tăng cường gắn kết với lãnh đạo. 71% lãnh đạo được khảo sát cho thấy họ xem vai trò của mình là đại sứ của doanh nghiệp để truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh. Thông qua đó, họ đóng vai trò quan trọng để tạo dựng nên sự kết nối giữa công việc mà nhân viên đảm nhiệm, với tham vọng và mục đích phát triển của tổ chức. Lãnh đạo không gắn kết sẽ rời bỏ tổ chức, ảnh hưởng đến đội nhóm và một nền văn hóa kém tương tác diễn ra sẽ mất nhiều năm để doanh nghiệp có thể gây dựng lại.
Điều doanh nghiệp cần làm để hỗ trợ lãnh đạo gắn kết hơn với tổ chức:
- Xây dựng chương trình gắn kết lãnh đạo: Tạo nên một chương trình phát triển lãnh đạo hiệu quả, hỗ trợ họ phát triển, trao quyền,… để họ gắn kết hơn với doanh nghiệp
- Xây dựng một nền văn hóa kết nối: Bắt đầu với các nhà lãnh đạo cao cấp nhất trở thành đại sứ của thay đổi. Các cấp lãnh đạo cùng kết nối với nhau, kết nối với nhân viên và tổ chức sẽ là tiền đề cho nền văn hóa này.
- Nâng tầm lãnh đạo: Tận dụng các nhà lãnh đạo để họ cố vấn cho các nhà lãnh đạo khác, tham gia vào các sáng kiến phát triển và huấn luyện các đồng nghiệp của họ.
- Ghi nhận sự cố gắng trong việc gắn kết với tổ chức của họ: Thông qua khen thưởng, chúc mừng trước tất cả các cấp nhân viên
Nhà lãnh đạo đóng vai quan trọng trong việc cải thiện năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên từ đó dẫn đến thành công trong hoạt động. Điều này được phản ánh qua sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, với lãnh đạo của họ. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến đội ngũ lãnh đạo và xây dựng sự gắn kết bền vững của họ với tổ chức.
——————–
Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy comment cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!
PRIMUS – FIRST CLASS JOBS ONLY