• English

Những Kỹ Năng Cần Thiết Để Trở Thành Product Manager Chuyên Nghiệp

Vai trò của Product Manager

Là người chịu trách nhiệm quản lý sản phẩm, Product Manager không chỉ giới hạn kiến thức trong lĩnh vực công nghệ và cách tiếp cận Agile mà còn mở rộng sang những lĩnh vực khác như Tài chính & Ngân hàng, Bán lẻ, Logistic hoặc Chăm sóc sức khỏe. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về vai trò của Product Manager trong việc phát triển phần mềm và phương pháp Agile. Nhìn chung, Product Manager là người phối hợp với các bộ phận của công ty bao gồm ban điều hành, Developer và các bên liên quan để đưa ra quyết định cuối cùng về những tính năng của sản phẩm.

Thông thường, Product Manager sẽ đảm nhận nhiệm vụ:

  • Quan sát khách hàng, các bên liên quan cũng như chất lượng sản phẩm và nghiên cứu thị trường để xác định các tính năng cần phát triển
  • Giám sát các công việc theo thứ tự ưu tiên và nguồn lực của team (bao gồm tài chính và con người) để xác định cách thức và thời điểm xây dựng các tính năng đó
  • Đảm bảo công việc phát triển được hoàn thành đúng tiến độ và giải quyết những vấn đề phát sinh khi yêu cầu bị thay đổi 
  • Đánh giá hiệu suất của các sản phẩm trên thị trường bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu
  • Duy trì tiến độ của team và báo cáo các vấn đề nghiêm trọng cho ban quản lý

Phân biệt Product Manager, Project Manager và Product Owner

Trên thực tế, có một số hiểu lầm phổ biến giữa sứ mệnh và trách nhiệm của Product Manager, Project Manager và Product Owner. Thấu hiểu vai trò của từng vị trí này giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau và hạn chế sự trùng lặp cũng như chồng chéo nhau trong công việc. Bài viết này giúp những người muốn trở thành Product Manager chuyên nghiệp trong tương lai có góc nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về từng vị trí.

   1. Product Manager

Product Manager là người xác định tầm nhìn sản phẩm, những vấn đề khách hàng đang gặp phải và kiến tạo nên những trải nghiệm lý tưởng dành cho họ dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của khách hàng. Người đảm nhận vai trò này còn xác định quy trình của các tính năng cần phát triển và các hoạt động đa chức năng cần thiết để đưa sản phẩm ra thị trường.

   2. Project Manager

Project Manager quản lý tất cả các công việc đa chức năng, giám sát dự án và đảm bảo các team và phòng ban luôn thực hiện công việc theo đúng tiến độ.

   3. Product Owner

Product Owner cần làm việc mật thiết với development team giúp họ hiểu rõ các yêu cầu

dựa trên những trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời, Product Owner cần đảm bảo rằng team đang xây dựng các tính năng theo thứ tự ưu tiên trong product backlog và user story.

Product Manager cần có rất nhiều kỹ năng đặc biệt bao gồm kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn.

   1. Kỹ năng kỹ thuật

Yêu cầu

  • Xác định nhu cầu của khách hàng và chuyển thông tin đó thành các yêu cầu để developer xây dựng sản phẩm.
  • Đưa ra các acceptance criteria dựa trên các yêu cầu bằng cách xác định cách thức hoạt động của tính năng, kết quả đạt được và cách xử lý các trường hợp ngoại lệ.

Kế hoạch thực hiện

  • Phân chia các vấn đề phức tạp thành các công việc nhỏ hơn sao cho rõ ràng, cụ thể và có trình tự ưu tiên
  • Sắp xếp công việc trong sprint theo thứ tự ưu tiên và phân bổ lại nguồn lực của team nhằm đảm bảo hoàn thành những việc quan trọng nhất. Nếu không sẽ dẫn đến việc trễ deadline và lãng phí thời gian cũng như nhân lực

Kỹ năng về công cụ

  • Có kiến thức nền tảng về công nghệ mà team đang sử dụng để lập kế hoạch phù hợp và giao tiếp hiệu quả với các developer
  • Tìm hiểu tên và mục đích của các công cụ trong lĩnh vực mà công ty và team sử dụng

   2. Kỹ năng mềm 

Luôn nghĩ cho cho người khác

  • Hãy đảm bảo rằng những điều cả team đang làm luôn đi đúng hướng và thời gian họ dành cho việc chuyển đổi thiết bị cũng như tìm cách để ngăn chặn sự gián đoạn đang ngày càng giảm dần.
  • Khi đóng vai trò Product Manager, người quản lý luôn phải trân trọng kết quả của team và cá nhân ngay cả khi phải chịu trách nhiệm về những thất bại. Hãy làm cho khoảng thời gian làm việc giữa mọi người trở nên vui vẻ để tạo nên một team vững mạnh.

Giao tiếp

  • Tương tác với mọi người từ tất cả các phòng ban để hiểu vấn để ở mọi khía cạnh và giao tiếp với mọi người ở các vai trò khác nhau
  • Ưu tiên các yêu cầu của các thành viên trong team và thúc đẩy họ tiếp tục quan sát chu kỳ công việc, mục tiêu và ngôn ngữ của họ

Hiếu kỳ

  • Hãy luôn tò mò về những gì sắp phải làm tiếp theo. Sự tò mò sẽ thúc đẩy việc tìm hiểu những điều mà sản phẩm đang làm tốt và có kế hoạch để cải thiện
  • Trao đổi với người dùng, khách hàng và các bên liên quan một cách thường xuyên. Quan tâm đến tình hình của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá sản phẩm của họ

   3. Kỹ năng chuyên môn

Ngoài ra, Product Manager cần có kiến thức toàn diện về doanh nghiệp mà họ đang làm việc, càng hiểu rõ về lĩnh vực của mình, họ càng có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Phần mềm và công cụ sử dụng cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp của và Product Manager sẽ phải làm quen với việc sử dụng các phần mềm áp dụng dựa trên vai trò đang đảm nhận.

Theo The Muse

——————-

Ngoài các kỹ năng kể trên, nếu bạn biết thêm các kỹ năng quan trọng khác giúp giúp làm chủ chuyên môn của Product Manager, hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận trong phần bên dưới.

PRIMUS – TOP MANAGEMENT JOBS ONLY

Bình Luận