• English

3 Lời Khuyên Khi Lên Chiến Lược Thay Đổi Công Ty

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu lên kế hoạch chiến lược bằng cách bắt đầu dành hàng tháng trời để tìm kiếm dữ liệu, thăm dò thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra những kế sách phù hợp. Các chiến lược thành công chủ yếu đến từ sự phát triển cốt lõi trong việc gia tăng năng suất, các quy trình mua bán và sáp nhập đúng thời điểm, cùng với sự phân phối nguồn lực hợp lý, từ đó đẩy mạnh năng suất cốt lõi của doanh nghiệp. Dưới đây là 3 sự chuyển dịch mạnh mẽ bắt đầu từ các chiến lược thành công.

Chấp nhận cần phải thay đổi thực tế thay vì tranh thủ sự đồng thuận

Mục tiêu của hầu hết cuộc thảo luận chiến lược thường sẽ là cùng đồng thuận hoặc bác bỏ một đề xuất nào đó được mang đến phòng họp. Những đề xuất cho các phương án khác, hay thắc mắc về kết quả của kế hoạch thường sẽ không được chào đón. Khi thiếu đi những câu hỏi phản biện này, doanh nghiệp thường vội vàng đi đến các lựa chọn thiếu đi sự khách quan, từ đó đem đến nhiều hệ lụy sau này cho công ty. Doanh nghiệp cần phải hiểu được rằng, những sự lựa chọn này chính là linh hồn của một chiến lược, và quy trình lên kế hoạch cũng vì thế mà phải được thực hiện một cách sát sao và hợp lý hơn những cái gật đầu vô nghĩa. Những điều này sẽ được thay đổi nếu như doanh nghiệp chuyển đổi việc lên kế hoạch thành việc lên các sự lựa chọn cần thiết cho công ty. Để dẫn dắt cuộc thảo luận đi theo hướng này, hãy tạo ra một bảng bao gồm nhiều sự lựa chọn khác nhau được đặt trên các trục thể hiện kết quả mang tính thay đổi cục diện doanh nghiệp. Hãy nghĩ ra những lựa chọn mà đội ngũ quản trị tiếp theo sẽ phải làm theo nếu được chỉ định. Từ đó, đội ngũ lãnh đạo cùng đề xuất và thể hiện những sự phân tích nhất định khi họ quyết định một lựa chọn nào. Đội ngũ cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tìm ra được những lựa chọn mang tính tổng hòa nhât cho tình hình hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Bằng cách này, đội ngũ lãnh đạo sẽ có cơ hội hiểu được hành trình tiếp theo của công ty và viễn cảnh mà họ sẽ gặp phải trong tương lai.

Những sự đồng thuận không dựa trên thực tế doanh nghiệp có thể khiến những thay đổi lớn bị ảnh hưởng

Thay đổi cốt lõi hơn là san bằng nguồn lực

Có một sự thật rằng, các quyết định lớn lao sẽ không thành công nếu như nguồn lực của doanh nghiệp phải dàn trải đều trong suất quy trình hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp sẽ thường đạt được những thành tựu hơn nếu một hoặc hai trong các hoạt động của công ty phát triển, hơn là khi các hoạt động của doanh nghiệp phát triển đồng loạt. Nhiệm vụ của ban lãnh đạo là cần phải xác định được những hoạt động nào đang là nổi bật càng sớm càng tốt và dốc các nguồn lực cần thiết cho chúng.

Xác định những hoạt động nổi bật này sẽ dễ hơn doanh nghiệp nghĩ. Ban lãnh đạo sẽ thường dễ dàng đồng tình đối với một hoặc hai hoạt động nổi bật thay vì phải tìm kiếm đến các hoạt động kém nổi bật hơn. Chỉ khi đến việc thảo luận về việc chọn lựa nguồn lực phù hợp cho chúng sẽ nảy sinh nhiều khó khăn. Một số ngành đặc thù như thời trang, phim ảnh, khai thác dầu hoặc đầu tư mạo hiểm, ban lãnh đạo điều hiểu rằng việc đầu tư một ăn mười thực sự quan trọng. Trong khi đó, các doanh nghiệp khác thì thường sẽ e dè điều này.

Để dừng việc dàn trải nguồn lực quá rộng, ban lãnh đạo cần phải tập trung đạt được những thành tựu nổi bật nhất định, rồi từ đó xác định điều gì đạt được những thành tựu này ở góc độ vi mô hơn. Việc quá tập trung vào gia tăng bình quân lợi nhuận cho toàn bộ công ty có thể sẽ khiến doanh nghiệp không tìm ra được đâu là cơ hội thực sự.

Thay đổi cốt lõi hơn là san bằng nguồn lực cho các bộ phận khác nhau

Hãy chuẩn bị cho thay đổi lớn, thay vì ngân sách

Mặt trái của một chiến lược thường khiến các kế hoạch trong ba năm mắc phải một vấn đề: Kế hoạch năm đầu tiên, cũng sẽ là thứ quyết định ngân sách cho cả 2 năm còn còn lại. Vì thế mà các nhà lãnh đạo thường hào hứng với năm đầu tiên hơn cả. Nếu mọi thứ trật đường ray ngay từ đầu tiên, những câu chuyện tiếp theo sẽ không được bàn tới. Doanh nghiệp cần phải ngưng các cuộc thảo luận mang tính tiêu cực như thế này hơn bằng cách giảm thiểu việc mở đầu bằng câu chuyện ngân sách.

Một trong những thủ phạm dẫn dắt câu chuyện ngân sách là việc dự báo tài chính bằng mô hình “Base Case”: Lên kế hoạch bằng cách đưa ra những giả định mờ mịt về bối cảnh và tình hình công ty. Mô hình Base Case có thể làm cản trở tầm nhìn của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc xác định được các kỳ vọng mang tính thực tế và các bước cần để đạt được kỳ vọng đó.

Một cách thực tiễn hơn để tránh rơi vào bẫy này là doanh nghiệp nên theo đuổi mô hình dự báo tài chính “Momentum Case”. Đây là một mô hình dự báo đơn giản hơn cho phép doanh nghiệp dự báo liệu tương lai của doanh nghiệp sẽ phát triển theo hướng nào nếu tiếp tục theo cách mà doanh nghiệp đang hoạt động. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ cảm nhận được tác động đến sự thay đổi của mình đủ lớn như thế nào nếu như muốn thay đổi hướng đi đó trong tương lai.

Chỉ cần trang bị đủ hiểu biết khách quan về nơi mà công ty đang đứng và điều gì đang ảnh hưởng đến hiệu suất của mình, doanh nghiệp có thể tập trung vào những gì cần thiết để thay đổi hướng đi. Thay vì hỏi về mục tiêu hay ngân sách trong một buổi họp chiến lược, hãy hỏi những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp 20 điều họ muốn làm để đưa công ty lên một tầm cao mới trong thời kỳ tiếp theo. Theo sau đó là cuộc bàn luận về cách để đạt được điều đó: “Vì sao chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ vậy? Vì sao chúng ta không nên thay đổi? Những mốc rủi ro và nguồn lực sẽ khiến công ty thay đổi như thế nào?. Trên tất cả, hãy chuẩn bị cho thay đổi lớn, thay vì ngân sách.

Theo McKinsey & Company

——————–

Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy comment cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!

PRIMUS – TOP MANAGEMENT JOBS ONLY

Bình Luận