Breaking Bad Habits – Đánh Giá Sách
5 nămtrước 0 Bình luận 1.7k Views
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, việc đọc báo trên đường đi làm dường như là một thói quen khó bỏ của giới văn phòng. Khi đó, mọi người thường không thắc mắc lắm về việc các tờ báo được in trên khổ giấy quá khổ, dù điều này khiến việc đọc báo trên xe bus vô cùng khó khăn. Nhưng Freek Vermeulen thì có. Ông thường phàn nàn về kích thước vụng về của loại báo giấy này và mong ước có một tiêu chuẩn mới để trải nghiệm đọc báo trở nên thoải mái hơn.
Phải mất nhiều năm để các các chuyên gia chiến lược và doanh nhân tại Trường London Business School xem xét lại tại sao việc sử dụng các tờ báo khổ rộng trở nên cực kì phổ biến trong những năm 1712. Trở lại thời kì này, Chính phủ Anh lâm thời đã áp một loại thuế lên các tòa soạn dựa trên số trang họ in ra. Vì vậy, các tòa soạn đã nghĩ ra một mẹo để giảm lượng thuế khổng lồ này: In giấy khổ lớn. Khổ trang lớn hơn đồng nghĩa là họ có thể in ít trang hơn và do đó ít thuế hơn. Loại thuế này cuối cùng đã được bãi bỏ, nhưng việc sử dụng khổ báo rộng vẫn được coi là tiêu chuẩn – mặc dù chi phí nó khá cao và việc vẫn có những độc giả khó chịu với nó như Vermeulen.
Năm 2003, tờ báo Independent của Anh đã bỏ qua tiêu chuẩn này, vốn được thiết lập từ lâu. Tòa soạn Independent đã đánh liều một thử nghiệm. Họ cho phép các tờ báo được in ở khổ giấy vừa vặn hơn và có định dạng chính xác bằng một nửa kích thước của mẫu báo cũ. Loại báo này nhanh chóng đem lại doanh thu gấp ba lần các tờ báo cũ. Do đó, các nhà lãnh đạo tòa soạn đã nhanh chóng áp dụng phiên bản nửa cỡ trên toàn quốc và việc lưu hành loại báo này đã tăng 20% theo từng năm. Bài học này đã để lại cho Vermeulen một nguồn cảm hứng bất tận để viết nên cuốn sách mới của ông, với chủ đề “Breaking Bad Habits: Killing bad practices can open up new avenues of growth and innovation and reinvigorate your business.” (Lược dịch: Loại bỏ thói quen xấu: Cách xóa bỏ những thói quen không tốt để tạo ra nguồn doanh thu mới, đổi mới và tái sinh doanh nghiệp của bạn).
Tác giả Vermeulen – giáo sư của khoa chiến lược và doanh nghiệp tại trường kinh doanh London
Trong quyển sách này, Vermeulen đã dành một phần ba đầu tiên của cuốn sách để chiêm nghiệm lại vấn đề khi các công ty có các thói quen xấu. Ông chỉ ra đã có nhiều chiến lược quản lý chất lượng tổng thể thất bại trong những năm 1980 và 1990. Những chiến lược này như một ví dụ về cách các nhà lãnh đạo cố gắng ăn theo các hoạt động thành công của các công ty khác một cách thiếu đầy đủ và hời hợt. Ông phê phán các tổ chức này, khi họ tin rằng ắt hẳn phải có một lý do chính đáng để các công ty khác duy trì những kế hoạch thực thi xấu, chẳng hạn như việc tiếp tục in báo khổ rộng mà không biết lý do vì sao. Ông nêu ra những thiên vị vô thức (unconscious bias) và sự mơ hồ trong các quyết định có thể che đi tầm nhìn của các nhà lãnh đạo, khiến họ đi theo những thói quen tiêu cực, dẫn đến nhiều hệ lụy về sau cho doanh nghiệp. Ví dụ, Vermeulen trích dẫn sự tuân thủ liên tục của nhiều công ty với các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng ISO: 9000, ngay cả khi đã có nhiều nghiên cứu cho thấy chúng chỉ đang kìm hãm sự đổi mới đột phá và tính nhanh nhẹn thích ứng của doanh nghiệp.
Trong phần tiếp theo của cuốn sách, Vermeulen đã chỉ ra những “tấm gương” tiêu biểu không bị mắc kẹt trong cái bẫy thói quen xấu mà các doanh nghiệp khác đang gặp phải. Ông đưa ra 2 case studies của các doanh nghiệp thành công: Chuỗi khách sạn citizenM tại Hà Lan, được thành lập năm 2008, đã cắt giảm 40% chi phí xây dựng và nhân viên nhưng vẫn đạt được tỷ lệ kín phòng 95% một cách đáng tự hào và công ty tư vấn Eden McCallum tại Anh, với một danh sách khách hàng hơn 300 tập đoàn kể từ năm 2000. Tác giả chia sẻ, citizenM đã tìm ra được lối đi riêng cho mình trên thị trường khi nhắm đến đối tượng doanh nhân trẻ có xu hướng du lịch thường xuyên. Eden McCallum tập trung vào giảm chi phí hoạt động của mình bằng cách thuê nhiều tư vấn viên freelance thay vì nhân viên toàn thời gian. Dù vậy, những thói quen xấu nào ảnh hưởng đến 2 doanh nghiệp này thì tác giả chia sẻ có phần chưa rõ ràng.
Reverse Benchmarking có thể giúp doanh nghiệp tìm ra những thói quen xấu của ngành nói chung
Mặc dù 2 case studies này có phần khiên cưỡng, nhưng chúng cũng không làm lu mờ được phần hay nhất của Breaking Bad Habits: chương “Ten Commandments” – tập trung vào các nhận dạng và loại bỏ những thói quen xấu.
Chương này đề cập đến các nỗ lực thay thế cách các công ty đang benchmark với thị trường bằng cách sử dụng “benchmark ngược” (reverse benchmark) – nghĩa là xem xét các thói quen nào đã được thiết lập sẵn cho ngành của bạn và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không làm theo những thói quen này nữa. Đây cũng là cách mà Herb Kelleher và hãng hàng không Southwest Airlines nổi tiếng đã làm khi không cung cấp các bữa ăn trên máy bay – vốn là một điều thời thượng mà các hãng khác đang tranh nhau để cải tiến. Hóa ra có rất ít hành khách thực sự muốn có những bữa ăn này trên máy bay của họ. Một lời khuyên khác của Vermeulen là chú ý kỹ đến những doanh nghiệp mới nổi hoặc những doanh nghiệp đang khó khăn trong ngành của bạn. Những công ty này có thể cho bạn những bài học về các thói quen xấu và thói quen tốt, từ đó giúp bạn có nhiều cơ hội để sáng tạo hơn. Không phải trùng hợp khi tạp chí The Times tại London cũng thu hẹp khổ báo mình xuống sau khi thấy được sự thành công của tạp chí Independent.
Trong phần cuối cùng của Breaking Bad Habits, Vermeulen kết hợp những lời khuyên của mình để giúp các doanh nghiệp tìm ra nguồn cảm hứng cho sự đổi mới của tổ chức, mặc dù sự liên kết giữa các lời khuyên khá mong manh và có phần khiên cưỡng. Ông đề cập đến bài viết 2010 Harvard Business Review, trong đó ông và các tác giả đã phân tích một case về việc có hay không nhu cầu thay đổi cấu trúc tổ chức để thành công. Ông đưa ra luận điểm rằng những đột phá có tính quy mô thì doanh nghiệp dù đôi khi sẽ khó khăn trong lúc thực hiện, nhưng luôn đem lại những bài học giá trị cho những nhà lãnh đạo công ty. Ông khuyên những nhà lãnh đạo hãy mạnh dạn tung “tấm lưới” của mình rộng hơn để có thể thu thập được nhiều ý tưởng táo bạo hơn, nhưng hãy chọn lọc kỹ càng ý tưởng nào thực sự phù hợp để doanh nghiệp theo đuổi và phát triển.
Cuối cùng, có thể nói Breaking Bad Habits tuy là cuốn sách chưa có sự mạch lạc về lập luận nhưng nó chứa cái nhìn sâu sắc và lời khuyên rất đáng cho doanh nghiệp khai thác.
——————–
Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy comment cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!
PRIMUS – FIRST CLASS JOBS ONLY