Làm Thế Nào Để Văn Hoá Doanh Nghiệp Nhân Rộng Đến Toàn Bộ Công Ty?
5 nămtrước 0 Bình luận 1.2k Views
Những nhà lãnh đạo ngày này đều nhận thức được văn hóa doanh nghiệp là một loại hình tài sản của công ty mà họ cần tận dụng và giữ gìn kỹ càng. Vấn đề là, họ thường không nhận được sự hướng dẫn kỹ càng để làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách đúng đắn. Đôi khi, những nhà quản lý cấp cao nổi tiếng cũng không thực sự tạo ra được sự gắn kết giữa họ với cấp dưới để giải quyết các vấn đề doanh nghiệp. Khoảng cách tương đối lớn này xuất hiện khi có sự chênh lệch giữa việc nhà lãnh đạo có biết được những vấn đề mà cấp dưới quan tâm và tình hình văn hóa thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không quá khó để thu hẹp được khoảng cách này nếu như người lãnh đạo có đủ thấu hiểu về bản thân doanh nghiệp mà họ đang hoạt động và những hành vi hàng ngày mà mọi người trong công công ty thực hiện. Nắm rõ được hai điều này, họ có thể mở ra các cơ hội mới để đạt được mục tiêu kinh doanh – và những đồng minh đáng tin cậy cùng chung sức với họ.
Ảnh 1: Tỷ lệ các chuyên viên điều cấp cao cho rằng văn hóa là điều ưu tiên trong việc phát triển công ty
Trong cuốn sách “The Critical Few: Energize Your Company’s Culture by Choosing What Really Matters”, tác giả Jon Katzenbach, Gretchen Anderson và James Thomas đã đề ra một phương pháp khả thi để củng cố văn hóa doanh nghiệp dồi dào dào hơn. Quy trình này bao gồm:
- Thu nạp và tuyển chọn quan điểm
- Rút tỉa các quan điểm phù hợp
- Thu hẹp chúng xuống những mục tiêu và các bước có thể đạt được
- Gắn các bước này với mục tiêu chiến lược để đo đạt được mức độ thành công của văn hóa doanh nghiệp.
Các nhà lãnh đạo cũng có thể thực hiện theo những bước này để biết được điều mình cần làm tiếp theo là gì khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây là 4 các khả thi nhất – dựa trên những lý thuyết được đề cập trong sách và thực tiễn từ nhiều công ty khác nhau để giúp doanh nghiệp thu hẹp được khoảng cách giữa ban lãnh đạo và các cấp dưới của mình.
1. Giới hạn mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp vào những gì khả thi nhất
Dù là bất kì người đầu tàu nào của một tổ chức, họ cũng đều phải nắm rõ được hiện trạng của doanh nghiệp, hình thành những ý tưởng sơ khởi nhưng rõ ràng để lên được các kế hoạch chuyển đổi cần thiết để hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược của mình. Những tiến bộ văn hóa nhưng không được gắn kết với chiến lược và mô hình hoạt động của công ty đều không phải là loại văn hóa vững vàng.
Song, có rất nhiều nhà lãnh đạo lại không phải là người thực tế. Họ tạo ra những danh sách dài các tính cách và phẩm chất mà họ muốn thấy ở công ty, và ép cấp dưới của mình phải tuân theo khuôn khổ đó. Nhưng đó không phải là cách nhân viên phát triển, và càng không phải cách mà văn hóa doanh nghiệp vận hành. Một số yếu tố trong văn hóa doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cụ thể cho một chiến lược nào đó, số khác sẽ chịu ảnh hưởng bởi nó. Ví dụ, một công ty điện gần đây tìm kiếm một văn hóa doanh nghiệp nào đó thật sự cấp tiến. Người lãnh đạo công ty đó nghĩ rằng họ nên học tập theo một số hình mẫu của các công ty công nghệ vì sự sáng tạo của họ, đồng thời “mượn” chứng về thực hiện cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, họ sẽ sớm nhận ra điều này không mang lại lợi ích gì vì họ nên, và hoàn toàn có thể tạo dựng những sự đổi mới bằng những điểm mạnh vốn có của mình. Ngành công nghiệp công nghệ nói chung, là những cuộc đánh cược lớn, những thử nghiệm chứng tỏ độ “liều” và những mục tiêu tưởng chừng như không tưởng. Ngược lại, công ty điện cần một sự tin cậy nhất định, sự an toàn của người dùng và nhân viên cần được đề cao, những điều luật luôn gắn liền với họ. Do đó, một văn hóa doanh nghiệp startup chắc chắn sẽ không được kéo dài dài lâu. Thay vào đó, công ty điện này phục vụ khách hàng của mình bằng việc bắt đầu hiểu về thế mạnh của văn hóa doanh nghiệp mình, ví dụ như sự tự hào trong việc không ngừng cải thiện hiệu suất cung cấp điện của mình.
2. Sử dụng cảm xúc như một cầu nối
Việc chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp luôn cần những sự kết nối – kết nối giữa chiến lược và văn hóa, giữa nhà lãnh đạo và toàn thể công ty. Nhưng làm sao để nhà lãnh đạo có thể thắt sự liên kết giữa sự hào hứng đổi mới của họ và mối quan ngại của những người còn còn lại? Bằng việc đề ra và theo dõi cảm xúc của lực lượng lao động. Nhà lãnh đạo sẽ cần phải lắng nghe tâm tư của mọi người để hiểu được tình trạng văn hóa doanh nghiệp hiện tại của mình. Nhiều nhà lãnh đạo rất khó khăn để chạm được vào cảm xúc của người lao động để chuyển hóa thành những cuộc cách mạng văn hóa. Họ được dạy để có những phân tích lý tính và những đàm phán dựa trên những dữ liệu có sẵn; sự gắn kết cảm xúc là nằm ngoài vùng an toàn của họ. Nhưng khi họ có thể tạo dựng được sự phản ứng tích cực từ cấp dưới, những AILs (người dù không có chức danh gì quá lớn lao, nhưng sở hữu những tính cách lãnh đạo như là tạo khuôn mẫu để mọi người noi theo, hoặc kết nối người với người với nhau) sẽ đứng lên và giúp họ tạo dựng những nền móng vững chắc. Những nguồn năng lượng cảm xúc đầy sự tích cực sẽ giúp nhân viên có thể vươn xa hơn nữa, bất chấp sự giới hạn của các khích lệ tài chính. Những điểm mạnh cụ thể của doanh nghiệp sẽ là một nguồn đáng kể để phát triển lượng năng lượng này, từ đó giúp mọi người làm việc chăm chỉ hơn để góp phần giúp doanh nghiệp tốt hơn.
3. Gắn kết chặt chẽ và trao quyền cho AIL
Như đã đề cập phía trên, cách tốt nhất để nghe được “tiếng lòng” của doanh nghiệp là nghe từ những AIL. Những nhân viên này có góc nhìn ở khía cạnh nhân viên về cách mọi thứ ở doanh nghiệp hoạt động. Những đóng góp của họ sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những đồng minh vô cùng giá trị. Họ có thể xác định được những điểm thiếu sót trong văn hóa công công ty, từ đó hỗ trợ nhà lãnh đạo vá những lỗ hổng này.
Nhưng làm sao để những AIL có thể hỗ trợ nhà lãnh đạo gắn kết văn hóa vào những công việc thường ngày mà nhân viên đang làm? Trước tiên, hãy lắng nghe câu chuyện của họ. Một công ty chăm sóc sức khỏe tổ chức một buổi sự kiện ra mắt lớn quy tụ nhiều người AIL trong công ty lại với nhau. Những người tham gia lên đến 25 người khiến mọi người cảm thấy khó khăn trong việc mở lời hơn. Nhưng khi vị CEO của công ty tổ chức hỏi một câu hỏi nhỏ – “Điều gì làm bạn yêu mến công ty này?” – Họ lại phản ứng sôi nổi và nhiều đến mức đáng ngạc nhiên. Mọi người chia sẻ với nhau những câu chuyện, những niềm tự hào mà họ học được khi làm việc và cách họ giúp công ty này vượt qua thời kỳ khó khăn của công ty. Những điều này thường sẽ không được ghi lại trên bảng vàng của doanh nghiệp hay bất kỳ nơi nào khác. Bằng việc dành thời gian lắng nghe cách họ cống hiến mình cho công ty, nhà lãnh đạo có thể hiểu được cảm xúc thực sự trong doanh nghiệp, những cảm xúc giúp thúc đẩy cho sự thay đổi vượt bậc.
4. Làm gương cho cấp dưới
Bên cạnh việc đề cao vai trò của những AIL trong các kế hoạch đổi mới văn hóa doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo thực thụ cũng góp phần quan trọng. Sau tất cả, hành vi của những nhà lãnh đạo cấp cao thường là những chuẩn mực mà các cấp dưới có thể nhìn thấy và noi theo. Vì vậy, khi họ làm đúng như những gì họ đã vạch ra, có khả năng rất cao là các nhân viên cũng sẽ góp phần nhân rộng chúng đến toàn bộ công ty. Nếu những nhà lãnh đạo không thực sự đồng bộ được những gì họ nói và những gì họ làm, có nguy cơ rất cao các AIL sẽ cảm thấy sự bất hòa trong văn hóa doanh nghiệp.
Ảnh 2: Rút ngắn cầu nối văn hóa trong doanh nghiệp là điều cần phải quan tâm trong thời đại ngày nay
Tạm kết
4 cách để giúp việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp dễ dàng hơn vừa được đề cập là những cách tương đối thực tiễn để nhà lãnh đạo có thể tìm ra được những vấn đề lý tính và cảm tính đang hiện hữu tại công ty mình. Khi thực hiện những bước này liên tục, nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng trở thành hình mẫu theo văn hóa doanh nghiệp mà họ muốn hướng đến. Ngày nay, nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự thành công của công ty đang ngày càng gia tăng. Văn hóa doanh nghiệp giờ đây đang trong thời kỳ hoàng kim của nó. Nhưng hãy cẩn thận: Đừng xem văn hóa doanh nghiệp như một từ cửa miệng trong việc quản trị vì bởi lẽ, khi thực hiện những điều trên, nhà lãnh đạo sẽ nhận thức được văn hóa doanh nghiệp là một điều thực tế và còn kéo dài về sau nữa. Văn hóa doanh nghiệp sẽ dẫn dắt cho một tổ chức có thể phát triển và tràn đầy sức sống.
Theo Strategy+Business
——————–
Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!
PRIMUS – TOP MANAGEMENT JOBS ONLY