Đồng Libra và vì sao Cryptocurrency chưa sẵn sàng để thành công
5 nămtrước 1 Bình luận 1.4k Views
Trong tháng 6/2019, Facebook đã thông báo việc họ đang tập trung đầu tư cho ví điện tử Calibra và đồng tiền ảo Libra. Calibra là một nhánh đầu tư khác của Facebook chủ yếu tập trung vào các dịch vụ tài chính cá nhân. Mục tiêu của Calibra là tận dụng và phát triển tối đa khả năng của đồng tiền ảo do chính Facebook lưu hành, dưới dạng blockchain, được gọi là Libra. Trong năm 2020, Calibra sẽ tập trung vào dịch vụ ví điện tử của mình. Thông báo của Facebook đã tạo ra nhiều phản ứng trái chiều khác nhau trong giới crypto nói riêng và truyền thông nói chung.
Mặc dù nhận được nhiều ý kiến khác nhau, tất cả đều kết luận rằng Facebook đang chuẩn bị thúc đẩy toàn cầu hóa công nghệ blockchain trong những dự án sắp tới của mình. Lý do đằng sau động lực này, chủ yếu đến từ số lượng người dùng khổng lồ của mạng xã hội này. Có hơn 30% dân số, tương đương 2.38 tỉ người dùng Facebook tính đến thời điểm này. Vậy câu hỏi được được đặt ra là: Đồng Libra là gì? Và Facebook có thành công với nước đi tiếp theo của mình hay không?
Mặc dù nhận được nhiều ý kiến khác nhau, tất cả đều kết luận rằng Facebook đang chuẩn bị thúc đẩy toàn cầu hóa công nghệ blockchain trong những dự án sắp tới của mình. Lý do đằng sau động lực này, chủ yếu đến từ số lượng người dùng khổng lồ của mạng xã hội này. Có hơn 30% dân số, tương đương 2.38 tỉ người dùng Facebook tính đến thời điểm này. Vậy câu hỏi được được đặt ra là: Đồng Libra là gì? Và Facebook có thành công với nước đi tiếp theo của mình hay không?
Ảnh 1: Đồng libra và hệ sinh thái của nó
Đồng Libra là gì?
Libra, trên hết, là một loại đơn vị tiền tệ ảo cho phép mọi người sử dụng và tham gia vào một mạng lưới gọi là Libra Network. Người dùng sẽ trong mạng lưới sẽ được quyền giao dịch loại tiền định danh này với những loại tiền tệ khác và dùng nó để thanh toán trên mạng.
Những đồng tiền ảo về cơ bản sẽ có chức năng tương tự như đồng tiền mà các chính phủ hiện nay đang ban hành như USD, EUR hay SGD. Dù vậy, không như tính ổn định của các đồng tiền pháp định hiện nay, Các loại tiền ảo phổ biến (như Bitcoin hay Ethereum), rất biến động trong việc định giá. Facebook nhìn thấy được cơ hội này và đặt ra mục tiêu đưa tiền ảo, bao gồm Libra, trở nên ổn định hơn nhằm kích thích người dùng sử dụng chúng để thanh toán các dịch vụ trực tuyến hiện nay.
Về mặt truyền thống, để thực hiện một giao dịch tài chính, một người phải tới ngân hàng hoặc một bên dịch vụ cho phép chuyển tiền trực tuyến như PayPal, Transferwise, để thực hiện lệnh chuyển tiền. Nhưng cũng giống như các loại đồng tiền ảo khác, Libra sẽ cho phép người dùng chuyển và nhận tiền trực tiếp đến ví điện tử của người tham gia mà không qua một bên thứ ba nào, bằng cách sử dụng một loại công nghệ, được gọi là blockchain. Điều này giúp Libra bỏ qua được những rào cản vật lý truyền thống, các giới hạn của công nghệ hiện nay và tiến tới sự thống nhất toàn cầu trong một mạng lưới lớn hơn và toàn diện hơn.
Nhưng liệu Libra sẽ đạt được mục đích và sự thành công của mình không?
Vì sao đồng Libra chưa thể thành công?
Có một sự thật không thể phủ nhận: Phần lớn chúng ta đều chưa tin rằng đồng tiền ảo sẽ thực dụng trong tương lai gần. Ngay cả một trò chơi dựa trên việc giao dịch tiền ảo như CryptoKitties với luật chơi đơn giản cũng thất bại trong việc lôi kéo lượng lớn tiền bitcoin và các loại tiền khác tập trung vào một nơi mà công nghệ hiện nay có thể bắt kịp và giúp thay đổi được nhận thức của mọi người và tương lai thế giới nói chung. Bởi một lẽ, tiền crypto vẫn còn ở quá xa khỏi một nơi được gọi là “Ranh giới khả dĩ” (adjacent possible). Ranh giới khả dĩ là một khái niệm xuất hiện lần đầu trong cuốn Where Good Ideas Come From của Steven Johnson. Theo như Johnson miêu tả, ranh giới khả dĩ là một vùng vô cùng hẹp và “diệu kỳ” – nơi xuất hiện vô vàn những sáng tạo thay đổi thế giới, và cũng là nơi nằm giữa 2 vùng khác. Một vùng là vùng những sáng tạo có sự hỗ trợ của công nghệ hiện nay, vùng còn lại, là những sáng tạo dường như quá xa vời và không thể thực hiện (tính tới thời điểm hiện tại). Ranh giới khả dĩ là nơi xuất hiện những sáng tạo chưa khả thi, nhưng sẽ sắp khả thi với tốc độ tiến bộ công nghệ của thời nay.
Ranh giới khả thi khi được hiển thị trên biểu đồ sẽ là một đường cong đi xuống. Một trục thể hiện mức độ phát triển của công nghệ ngày nay, trục còn lại sẽ biểu thị mức độ sẵn sàng mà xã hội sẽ chấp nhận và sử dụng loại công nghệ đó. Đường cong kết nối hai điểm sẽ vì thế là đi xa dần ra khỏi hai trục, vì công nghệ ngày càng tốt hơn và xã hội sẵn sàng tiếp nhận nhiều đột phá mới. Bên trọng đường cong là những sáng tạo công nghệ đã tồn tại và được chấp nhận. TV, điện thoại thông minh, vận tải hàng không là những sáng tạo nằm trong vùng này. Ngoài đường cong là những gì chưa khả thi hoặc xã hội chưa sẵn sàng để học được. Giải trí bằng hình ảnh lập thể 3D, kính tăng cường thực tế và dịch vụ du hành ngoài không gian là những gì nằm ngoài vùng này. Điều kì diệu sẽ xảy ra tại điểm giao nhau giữa hai vùng này – hay còn gọi là ranh giới khả dĩ.
Johnson cho rằng tất cả những sáng tạo vĩ đại thay đổi loài người đều nằm trong vùng ranh giới khả dĩ, và đây là điểm rơi phù hợp để những giải pháp hỗ trợ các sáng tạo công nghệ đã sẵn sàng và nâng tầm sáng tạo lên ở mức mới, thúc đẩy con người đi xa hơn. Chuyến cất cánh đầu tiên của anh em nhà Wright năm 1903 là một ví dụ. Tại thời điểm này, ý tưởng con người bay trên không đã được hỗ trợ bởi những loại máy móc và giả thuyết cần thiết – động cơ piston và khí động lực học đã tồn tại trước đó vài năm.
Mặc khác, đối với đồng tiền ảo, nếu áp dụng lý thuyết này, ta có thể thấy tiền ảo chưa sẵn sàng để thành công. Loài người chưa thực sự sẵn sàng cho việc sử dụng tiền ảo. Công nghệ và nền tảng blockchain đã cho phép Bitcoin có mặt từ 10 năm trước, và có hàng tá những đơn vị tiền ảo khác đã và đang xuất hiện, có thể nhiều hơn cả những thương hiệu ngũ cốc ngoài siêu thị. Dù vậy, tất cả những đồng tiền này đều nằm ngoài vùng ranh giới khả dĩ. Chỉ có 5% dân số người Mỹ hiện nay thực sử sở hữu một vài đồng Bitcoin, dù cho đồng Bitcoin là đồng phổ biến hơn hẳn so với những loại tiền tệ khác.
Trong năm 2018, trò chơi CryptoKitties gần như có thể giúp mọi người biết đến và sử dụng nhiều loại đồng tiền ảo khác hơn, giúp đem tiền ảo lại gần với ranh giới khả dĩ. Bằng cách dựa trên lượng tiền cơ bản là Ethereum, ứng dụng cho phép người dùng có thể mua, nuôi giống và bán những con mèo ảo. Ban đầu trò chơi đã thu hút được rất lớn sự chú ý của giới truyền thông và người dùng đã tạo ra hơn 1.5 triệu mèo ảo. Tuy nhiên sự phổ biến của trò chơi đang giảm dần và cho đến hiện nay, dữ liệu từ DappRadar cho thấy chỉ có khoảng 200 đến 400 còn chơi trò này mỗi ngày.
Tóm lại
Đồng tiền Libra và ví điện tử Calibra là một nỗ lực của Facebook trong việc cố gắng ổn định hóa thị trường tiền ảo đầy màu mỡ này. Tuy nhiên, khi xét theo ranh giới khả dĩ mà Steven Johnson đặt ra, rõ ràng hiện nay người dùng chưa thực sự quan tâm và sử dụng nhiều đến tiền ảo nói chung, dù đã có những động thái của cộng đồng sử dụng tiền ảo như trò chơi CryptoKitties được phát hành năm 2018. Facebook thực sự cần phải có những động thái và tác động mạnh mẽ để thay đổi được nhận thức của người dùng, nhất là khi Facebook hiện nay đang là ứng dụng sử dụng chính của 2.38 tỷ người dùng trên toàn cầu.
Theo Strategy+Business
Bài viết rất hay và bổ ích.