• English

Văn Hóa Dữ Liệu: Văn Hóa Của Doanh Nghiệp Trong Tương Lai

Trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là chủ đề bàn tán sôi nổi trong mọi ngóc ngách của cuộc sống, vai trò và tầm quan trọng của việc phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định doanh nghiệp đang dần tăng trưởng theo cấp số nhân. Cho tới hiện tại, dữ liệu đã, đang và sẽ là một phần tất yếu trong việc thay đổi doanh nghiệp nói riêng và các ngành công nghiệp hiện nay nói chung. Cũng vì thế, văn hóa dữ liệu trong công ty trở thành một xu hướng mà các doanh nghiệp và tập đoàn trên thế giới quan tâm.

Văn hóa dữ liệu trong doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp với định hướng sử dụng dữ liệu sẽ phần lớn phụ thuộc vào một lượng lớn thông tin, đi kèm với các phân tích và dự đoán nhằm củng cố và gia tăng tốc độ trong quy trình đưa ra quyết định mang tính ảnh hưởng toàn doanh nghiệp. Bằng việc thực hiện các phân tích thông minh và tạo các mô hình dự đoán, tổ chức có thể thu về được những thông tin có giá trị nhất và giải quyết các vấn đề thời gian thực và trong tương lai. Ngày nay, với các công nghệ mới và toàn diện hơn, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến các phân tích, từ đó gia tăng và củng cố tầm quan trọng của việc ra quyết định dựa trên dữ liệu hơn bao giờ hết. 

Lợi ích của tạo lập văn hóa dữ liệu trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp thích nghi nhanh (early adopters) sẽ dễ dàng là người đứng đầu trong cuộc chiến dữ liệu, giúp họ định hình được các chiến lược doanh nghiệp sẽ kết nối và tương tác với lượng khách hàng của mình xuyên suốt các kênh kỹ thuật số, từ đó đạt được những thị phần mà trước đây họ không thể chạm tới, hoặc thu thập được lượng khách hàng mới nhanh hơn truyền thống. Cuối cùng, doanh nghiệp dựa vào dữ liệu sẽ cho phép doanh nghiệp tạo ra được chuỗi giá trị trong dài hạn cho cả khách hàng và bản thân doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp sẽ được lợi từ việc tạo lập văn hóa dữ liệu qua ba yếu tố:

  • Tăng cường độ linh hoạt của doanh nghiệp. Các quyết định mang tính sống còn giờ đây sẽ không còn lệ thuộc vào cảm tính và độ liều của người ra quyết định. Chúng có thể được đưa ra vừa với tốc độ nhanh chóng mặt vừa có ý nghĩa và mang tính thực thi.
  • Độ hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp được tăng cao. Ra quyết định dựa trên dữ liệu giúp tạo được các lợi thế cốt lõi của doanh nghiệp, tạo ra được các cơ hội kinh doanh đang ẩn sâu dưới tảng băng “insight” của khách hàng. Định hướng dữ liệu đúng đắn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
  • Đem lại doanh thu nhiều hơn. Sau tất cả, doanh thu là điều mà mà người ra quyết định cần phải đặt lên hàng đầu. Dữ liệu đầy đủ và liên tục cập nhật giúp doanh nghiệp dự đoán các bức tranh lớn trong  tương lai chính xác hơn, từ đó có thể vượt qua đối thủ và thu về nguồn doanh thu mạnh mẽ hơn trước.
Ảnh 1: Bộ phận nào trong doanh nghiệp sẽ quản trị nguồn dữ liệu cho việc ra quyết định?

Điều gì đang cản trở doanh nghiệp ra quyết định trên dữ liệu?

Dù tầm quan trọng của dữ liệu trong doanh nghiệp là không thể chối bỏ, song trong một nghiên cứu gần đây: chỉ có 75% doanh nghiệp phi lợi nhuận tập trung thu thập dữ liệu, trong đó chỉ có 6% nghĩ rằng họ đang tận dụng hiệu quả dữ liệu. Dù vậy, đối với những doanh nghiệp có quan tâm tới tận dụng dữ liệu, có xu hướng tăng trưởng nhanh và hiệu quả hơn trong dài hạn. Như vậy cần phải đặt ra câu hỏi, điều gì đang là rào cản để doanh nghiệp tiếp cận đến dữ liệu hiệu quả?

Ảnh 2: Tỉ lệ áp dụng văn hóa dữ liệu trong các công ty phi lợi nhuận

Trong cuộc khảo sát trong năm 2018 liên quan tới các công ty xây dựng văn hóa công ty trên dữ liệu, 48.5% các chuyên viên đa dạng ở các lĩnh vực khác nhau chỉ rõ vấn đề nằm ở con người trong chính công ty họ, trong khi đó 32% đổ lỗi cho quy trình và 19.1% đồng tình về yếu tố công nghệ.

Một báo cáo khác dựa trên cuộc khảo sát với 400 người ra quyết định trong các doanh nghiệp lớn tại Mỹ và Châu Âu, 97% đáp viên cho thấy doanh nghiệp của họ rất có tiềm lực để phát triển văn hóa dữ liệu, song 88% người lại không thể tiếp cận đến lượng dữ liệu cần thiết cho công việc của họ. Trong đó chủ yếu đến từ 3 vấn đề:

  • Không đồng bộ được dữ liệu trong quá khứ và dữ liệu thời gian thực. Rất nhiều công ty hiện nay sử dụng hệ thống phân tán dữ liệu Apache Hadoop để tận dụng hàng ngàn máy tính khác nhau cùng xử liệu các dữ liệu đã xảy ra. Tuy nhiên 74% trong số đáp viên được hỏi chia sẻ rằng họ cần phải có một hệ thống khác để phân tích dữ liệu trong thời gian thực.
  • Thiếu niềm tin trong việc chia sẻ dữ liệu. 93% đáp viên cho rằng bộ phận mà họ đang làm việc cần phải được tiếp cận nhiều loại dữ liệu hơn nữa. Kì thực, vấn đề này không hẳn nằm về sự giới hạn trong công nghệ hay quy trình, mà thuộc về con người trong doanh nghiệp đó. Dữ liệu là một điều gì đó rất quyền lực, và mọi người thường không sẵn lòng chia sẻ quyền lực này cho các đơn vị mà họ không tin sẽ sử dụng dữ liệu một cách hợp lí.
  • Công đoạn tìm kiếm. Dữ liệu càng nhiều, người ra quyết định càng khó khăn hơn trong việc tìm ra được thứ họ cần. Hơn ¾ đáp viên cho rằng tìm và lọc dữ liệu là công đoạn “mò kim đáy bể” – vô cùng gian nan và tốn thời gian của họ.

Kỹ thuật số hóa đang dần trở thành một tiền lệ chưa từng có trước đây, thúc đẩy các doanh nghiệp phải mạnh dạn gắn kết dữ liệu vào doanh nghiệp của mình nhiều hơn bao giờ hết. Dù, điều này trên thực tế đang gặp rất nhiều trở ngại phía trước, nhưng một khi sự hài hòa dữ liệu được lan truyền trong văn hóa doanh nghiệp, mọi thứ sẽ trở nên hào hứng hơn và tăng trưởng hơn những gì mà doanh nghiệp kì vọng. Công nghệ, sau tất cả, là một phép màu.

——————–

Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy comment cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!

Theo Infomationweek, Dzone and Stanford Social Innovation

PRIMUS – FIRST CLASS JOBS ONLY

1 Bình luận
  1. Phản hồi Admin
    26/08/2019, 11:37 sáng

    Quả là một bài viết thú vị.

Bình Luận