Vào khoảng cuối năm 1934, một ông trùm cửa hàng bách hóa tên Edgar Kaufmann đã đề nghị Frank Lloyd Wright thiết kế một ngôi nhà mà ông và cả gia đình có thể đến nghỉ ngơi vào những ngày cuối tuần. Ngôi nhà nằm trong rừng cách phía Đông Nam Pittsburgh khoảng một giờ đi xe. Thời điểm đó là cơ hội để Wright lấy lại danh tiếng của mình, vốn đã giảm bớt sau thời kỳ Khủng Hoảng len lỏi vào khắp nước Mỹ. Cũng trong những năm tháng khó khăn này, nhà và xưởng thiết kế của ông cũng bị đe dọa tịch thu vì không trả đủ tiền thuế cho nhà nước. Vị kiến trúc sư tài ba này đến địa điểm mà Kaufmann đã chọn, hỏi thăm một vài thứ, và sau đó, không có sau đó. Wright đã không làm gì trong suốt 9 tháng liên tục. Kaufmann sau đó bất chợt đến xưởng vẽ của Wright, để ngắm nhìn thứ mà ông trông đợi bấy lâu, một căn nhà được thiết kế hoàn mỹ. Ngay lúc đó, theo giai thoại, Wright mới bắt đầu đặt bút xuống và vẽ. Hai tiếng sau, ông đưa cho Kaufmann bản thiết kế của Fallingwater, mà sau này trở thành một kiệt tác của kiến trúc đương đại.
“Cách duy nhất để giải thích cho việc 9 tháng liên tục mà Wright không đụng tay đến Fallingwater là bởi ông áp dụng tâm lý trì hoãn. ‘Không gì cả’ là thứ duy nhất Wright làm được trong suốt thời điểm đó.” – Andrew Santella viết lại trong cuốn Soon.
Santella, một nhà văn đầy triết lý đồng thời là huấn luyện viên bóng chày cho trường Brooklyn, không biết được lý do vì sao Wright lại trì hoãn. Nhưng anh chắc rằng việc trì hoãn là một phần tất yếu trong quy trình làm việc của những thiên tài – như Wright. “Tôi cũng sẽ nói với vợ tôi như thế khi cô ta phát hiện ra tôi đang nằm ngáy ngủ trên ghế sofa”. Anh nói trong phần mở đầu của cuốn sách. “Nhưng mặc dù tôi trông có vẻ đang ngủ thế thôi, nhưng tôi thực sự đang viết. Tôi luôn viết, trong mọi thời điểm.” Cũng như bao người khác, Santella cảm nhận được sự mơ hồ trong việc định nghĩa trì hoãn, nhưng cũng không thể chối bỏ nó, vì vốn dĩ nó đã ăn sâu vào tâm trí của rất nhiều người, như chính Santella và Wright.
Trì hoãn là một thói quen ăn sâu vào tâm trí mỗi người
Trong suốt các chương sách, những insights của Santella về sự ủng hộ và phản đối tư duy trì hoãn vừa thú vị và sâu sắc, đủ để gợi người đọc quyết định lật sang trang tiếp theo để tìm hiểu về “căn bệnh” này. Santella thực sự bỏ nhiều công sức để nghiên cứu về một bề dày lịch sử của thói quen trì hoãn và được sắp xếp một cách chặt chẽ với nhau qua từng chương sách. Sẽ có những đoạn khiến bạn ngạc nhiên khi thấy Santella có thể hoàn thành công việc của mình dù sự trì hoãn luôn đeo bám anh ta ở mức đáng báo động như vậy.
Ở những chương sau của cuốn sách, Santella dành nhiều thời gian để thảo luận về những mặt lợi và hại về tâm lý học của thói quen trì hoãn. Những insights rút tỉa được sau khoảng thời gian nghiên cứu của anh chắc chắn sẽ giúp cho người đọc có những suy nghĩ thêm về cách tư duy và sắp xếp công việc hợp lý khi ta bắt tay vào công việc tiếp theo.
Andrew Santella cũng đề cập đến một số nhân vật lịch sử nổi bật có thói quen trì hoãn. Nhà sáng tạo và là cha đẻ của thuyết tiến hóa, đã dành hơn 20 năm chỉ để quan sát sự thay đổi của những con đằng hồ để củng cố cho giả thuyết của ông. Hay Leonardo Da Vinci, một workaholic chính hiệu, luôn gặp vấn đề trong việc kết thúc các dự án. Santella cung cấp những góc nhìn về tâm lý học xung quanh 2 tính cách của 2 vĩ nhân này và đem lại cho người đọc những quan điểm hết sức thú vị về đặc điểm trì hoãn của họ. Trì hoãn đã có mặt suốt nhiều thiên niên kỷ và mặc dù đâu đó vẫn có sự quan ngại về việc chúng kìm hãm sự tiến bộ của loài người, nhưng không thể phủ nhận chúng đã đem lại những lợi ích đáng kể, trong đó bao gồm việc làm thay đổi văn phòng, phong cách và văn hóa làm việc của loài người cho đến ngày nay. Vì thế, có không ít những nhóm cộng đồng sẵn sàng đã bỏ công sức nghiên cứu sự trì hoãn trong tôn giáo, chiến tranh và nghệ thuật.
Dù vậy, có lẽ vì những nhà văn ưa thích làm việc một mình, Santella không dành nhiều thời gian để trả lời câu hỏi trì hoãn của bản thân ảnh hưởng thế nào lên người khác. Trách nhiệm của những người ưa thích trì hoãn nên được làm rõ hơn để biết được, liệu họ có đang mang những tác động tiêu cực đến những mối quan hệ xung quanh hay không. Thực tế, những người trì hoãn nhưng thiếu trách nhiệm thường đem lại những thảm cảnh và khiến cho sếp và đồng nghiệp của họ phải điên đầu giải quyết.
Trì hoãn đôi khi đem lại những lợi ích hơn chúng ta tưởng
Vì vậy, Soon có vẻ là một trải nghiệm tương đối nhẹ nhàng và ngắn ngủi về câu chuyện trì hoãn. Chỉ vỏn vẹn trong 180 trang (8 chương) Santella dẫn ta đi qua một chặng đường lịch sử của sự phát triển loài người và thói quen trì hoãn của họ. Dù chúng ta là ai, chúng ta đều yêu thích cảm giác có thể giả vờ lảng tránh khỏi những thế lực kiểm soát (sếp, deadline) muốn chúng ta phải tuân lệnh họ. Đã có rất nhiều biện pháp mạnh để thúc đẩy con người khỏi sự trì hoãn, nhưng dù là cách nào, chúng cũng không mang lại hiệu quả và đôi khi tác động xấu đến năng suất công việc của con người. Ngày nay, có những vấn đề mang tính trọng yếu cần con người dành thời gian quan tâm đến chúng nhiều hơn, nhưng có lẽ, trì hoãn không phải là một vấn đề đáng lo ngại đến như vậy. Tuân theo luật lệ là điều tốt, nhưng sự trì hoãn và bất tuân theo khuôn khổ đôi khi cũng đem lại kết quả đáng ngạc nhiên. Sau tất cả, Soon là một quyển sách đáng đọc và nên đọc để chúng ta có một cái nhìn trung thực và khách quan hơn về sự trì hoãn.
——————–
Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy comment cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!
PRIMUS – TOP MANAGEMENT JOBS ONLY