Chuyển Đổi Kỹ Năng Để Phù Hợp Tương Lai Của Lao Động
5 nămtrước 0 Bình luận 1.2k Views
Sự chuyển đổi kỹ năng đã xuất hiện cùng với việc giới thiệu các công nghệ mới tại nơi làm việc từ khi Cách mạng công nghiệp được diễn ra, nhưng việc áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đánh dấu sự tăng tốc so với những thay đổi của quá khứ gần đây. Nhu cầu về một số kỹ năng, như kỹ năng công nghệ, kỹ năng xã hội và cảm xúc sẽ tăng lên nhanh chóng, nhưng những kỹ năng thủ công hay chỉ đòi hỏi thể chất sẽ giảm, dù hiện nay vẫn đang có nhiều nhu cầu sử dụng. Những thay đổi này sẽ yêu cầu người lao động ở khắp mọi nơi tiến bộ hơn nữa những kỹ năng sẵn có của mình và tìm đến những kỹ năng mới. Các công ty cũng sẽ cần phải suy nghĩ lại về cách tổ chức công việc trong các tổ chức của họ.
Chuyển đổi trong nhu cầu cho các nhóm kỹ năng khác nhau
Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi bản chất của công việc. Trong nghiên cứu của McKinsey về thay đổi kỹ năng, McKinsey đã đưa ra những phát hiện hiện mới về sự thay đổi nhu cầu về kỹ năng của lực lượng lao động cũng như cách thức tổ chức công việc trong các công ty, khi mối quan hệ giữa người lao động và máy móc trở nên phức tạp và quan trọng hơn.
Tự động hóa sẽ đẩy nhanh sự thay đổi trong các kỹ năng lực lượng lao động cần thiết mà chúng ta đã thấy trong 15 năm qua. Nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng sự tăng trưởng mạnh nhất về nhu cầu sẽ là về kỹ năng công nghệ, kỹ năng đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhất hiện nay, sẽ tăng 55% và đến năm 2030 sẽ chiếm 17% số giờ làm việc, tăng từ 11% trong năm 2016. Sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu kỹ năng số cơ bản cũng như các kỹ năng công nghệ tiên tiến hơn như lập trình. Ngoài ra, nhu cầu về các kỹ năng xã hội và cảm xúc như lãnh đạo và quản lý người khác sẽ tăng 24%, và chiếm khoảng 22% trong số giờ làm việc. Nhu cầu về các kỹ năng nhận thức cao hơn sẽ tăng trưởng vừa phải nhưng sẽ tăng mạnh đối với một số các kỹ đặc biệt như sự sáng tạo.
Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng trong nhu cầu của các kỹ năng trên. Một số loại kỹ năng khác sẽ ít hơn trong nhu cầu. Các kỹ năng nhận thức cơ bản, bao gồm nhập và xử lý dữ liệu cơ bản sẽ giảm 15%, chỉ còn 14% số giờ làm việc từ 18% như hiện nay. Nhu cầu về các kỹ năng vật lý và thủ công, bao gồm vận hành thiết bị cơ bản, cũng sẽ giảm 14%, nhưng sẽ vẫn là loại kỹ năng lớn nhất vào năm 2030 ở nhiều quốc gia, chiếm đến 25% tổng số giờ làm việc. Một lưu ý quan trọng, sự thay đổi kỹ năng sẽ diễn ra khác nhau giữa các ngành. Ví dụ như Chăm sóc sức khỏe là ngành chúng ta sẽ thấy nhu cầu ngày càng tăng về kỹ năng thể chất, ngay cả khi nhu cầu với kỹ năng này giảm trong sản xuất và các lĩnh vực khác.
Doanh nghiệp và lực lượng lao động chuẩn bị gì cho sự thay đổi này?
Các công ty sẽ cần phải có những thay đổi đáng kể trong tổ chức bằng việc giải quyết các thay đổi kỹ năng này để duy trì tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát với hơn 3.000 lãnh đạo doanh nghiệp ở bảy quốc gia nhấn mạnh về tầm quan trọng của kỹ năng học hỏi liên tục ở người lao động và khả năng chuyển sang làm việc với đa dạng chức năng dựa trên làm việc nhóm. Khi nhiệm vụ thay đổi, công việc sẽ cần được xác định lại và các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ cần phải nhanh nhẹn hơn nữa để thích nghi. Lãnh đạo các doanh nghiệp và nguồn nhân lực cũng sẽ cần phải thích nghi: gần 20% các công ty nói rằng đội ngũ điều hành của họ thiếu kiến thức đủ để dẫn dắt việc áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Hầu như một trong ba công ty lo ngại rằng việc thiếu các kỹ năng cần thiết cho việc áp dụng tự động hóa sẽ làm tổn hại đến hiệu quả tài chính trong tương lai của họ. Để sự khai thác các công nghệ mới phát huy hết tác dụng, các công ty sẽ cần phải tái cấu trúc công ty và kiểm tra lại các phương pháp tiếp cận công việc. Sự thay đổi đó sẽ đòi hỏi các quy trình kinh doanh được thiết kế lại và tập trung mới vào con người mà đang họ có và con người mà họ cần.
Cạnh tranh cho lao động có kỹ năng cao sẽ tăng lên, trong khi sự dịch chuyển sẽ tập trung chủ yếu vào những người lao động có kỹ năng thấp, tiếp tục làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng thu nhập và giảm xuống các việc làm phổ thông. Các công ty nói rằng những người lao động có kỹ năng cao rất có thể được tuyển dụng và đào tạo, và có mức lương tốt hơn. Gần một nửa các công ty nói rằng họ hy vọng sẽ đi đầu trong việc xây dựng lực lượng lao động trong tương lai, nhưng tất cả các bên liên quan sẽ cần phải hợp tác để việc đào tạo lại quy mô lớn và các thách thức chuyển tiếp khác sẽ diễn ra thành công. Các công ty sẽ có những phương pháp khác nhau để xây dựng lực lượng lao động trong tương lai:
- Đào tạo lại: Đào tạo lại liên quan đến việc nâng cao năng lực kỹ năng của nhân viên hiện tại bằng cách dạy cho họ các kỹ năng mới hoặc nâng cao chất lượng các kỹ năng sẵn có và tuyển dụng nhân viên cấp mới với mục tiêu đào tạo họ các kỹ năng mới cần thiết. Những hành động này đảm bảo rằng kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết về văn hóa công ty được bảo tồn khi nhân viên có được các kỹ năng họ cần.
- Tái bố trí: Các công ty có thể bố trí lại nhân viên với các kỹ năng cụ thể để sử dụng tốt hơn năng lực có sẵn của họ. Doanh nghiệp có thể làm điều này bằng cách kiểm tra và tái cấu trúc các vị trí, và thực hiện chuyển đổi nhân tài tại các bộ phận này sang nhiệm vụ khác phù hợp hơn.
- Tuyển dụng mới: Sở hữu được các cá nhân hoặc đội ngũ có bộ kỹ năng cần thiết là một lựa chọn khác, dù nguồn cung trên thị trường cho những tài năng này đã trở nên khan hiếm. Để thành công trong việc tuyển dụng nhân tài chủ chốt, các công ty cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, bền vững, đưa ra những phúc lợi hấp dẫn cũng như xem xét việc tuyển dụng từ các nguồn hiện đại như các công cụ kỹ thuật số có thể cải thiện đáng kể khả năng tìm nguồn, đánh giá và tuyển dụng nhân tài mới.
- Thuê lao động ngoài: Các công ty có thể triển khai hoạt động bằng các kỹ năng từ bên ngoài tổ chức; ví dụ, họ có thể sử dụng các nhà thầu, và công nhân tạm thời từ các dịch vụ cung cung cấp. Các doanh nghiệp hầu như sử dụng hợp đồng để thực hiện chủ yếu các vai trò không trọng điểm hoặc yêu cầu kỹ năng cơ bản hơn là sử dụng nó để tìm kiếm những tài năng cần thiết.
——————–
Bạn nghĩ như thế nào về bài viết này? Hãy comment cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!
Theo McKinsey
PRIMUS – FIRST CLASS JOBS ONLY